3 kịch bản tăng trưởng kinh tế TP.HCM năm 2024

Địa phương
10:07 AM 07/01/2024

Thành phố Hồ Chí Minh xác định 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Kịch bản thuận lợi, mức tăng cao nhất kỳ vọng đạt 7,95%.

Sáng 6/1, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Phân tích nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế của Thành phố năm 2023 không đạt như kế hoạch đề ra, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thẳng thắn nhìn nhận, năm 2023 khả năng hấp thụ vốn của thị trường còn thấp, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, tiến độ giải quyết công việc còn chậm, công tác phối hợp chưa đồng bộ, thiếu thống nhất.

Một nguyên nhân nữa khiến tăng trưởng của Thành phố không đạt là giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 chưa đạt kế hoạch đề ra. Tiến độ triển khai lập quy hoạch chung chưa đảm bảo tiến độ.

3 kịch bản tăng trưởng kinh tế TP.HCM năm 2024- Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại hội nghị ngày 6/1 - Ảnh: Thành Nhân

Theo phương án được Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM nghiên cứu và đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế TP.HCM năm 2024.

Kịch bản cơ sở: Thu ngân sách từ các hoạt động kinh tế tăng trưởng khá sẽ tạo điều kiện cho chi đầu tư phát triển gia tăng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố. Với kịch bản này, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của Thành phố sẽ đạt ở mức 6,67%, dự báo khoảng 6,29% - 7,05%.

Kịch bản bất lợi: Tăng trưởng kinh tế năm 2024 chỉ đạt 6%, dự báo khoảng 5,62% - 6,38%.

Kịch bản thuận lợi: Khi tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn. Thành phố nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Trung ương để đẩy nhanh tiến độ khởi công các công trình hạ tầng quan trọng, đảm bảo kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.

Thành phố đẩy nhanh triển khai Nghị quyết 98; tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư, giúp các nhà đầu tư có thể bước vào giai đoạn thi công xây dựng với các dự án lớn tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị lấn biển Cần Giờ, cảng Cần Giờ.

Nguồn thu đảm bảo và tăng trưởng tốt, đảm bảo chi đầu tư phát triển tăng và chiếm tỷ trọng khá trong tổng chi ngân sách địa phương để tạo lực tăng trưởng kinh tế. Với giả định như trên, tăng trưởng kinh tế năm 2024 của thành phố sẽ đạt 7,51%, dự báo khoảng là 7,13% - 7,95%.

Với 3 kịch bản đã được xây dựng, Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh dự báo tăng trưởng kinh tế của thành phố sẽ đạt trong khoảng 6,29 - 7,05%, dự báo là 6,67%. Tuy nhiên, nếu chương trình phục hồi kinh tế được triển khai hiệu quả, Nghị quyết 98 triển khai hiệu quả được nhiều nội dung, thì tăng trưởng kinh tế sẽ đạt trong khoảng 7,13 - 7,95%, dự báo là 7,51%.

Như vậy, mục tiêu tăng trưởng của TP Hồ Chí Minh năm 2024 từ 7,5 - 8% đặt ra trong bối cảnh thuận lợi nhất đòi hỏi chính quyền TP Hồ Chí Minh phải có những giải pháp đột phá để đạt được mục tiêu đề ra.

Nhận định về tình hình năm 2024, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho rằng, trong bối cảnh năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn và tiềm ẩn khả năng sụt giảm tăng trưởng trong quý I, do đó mục tiêu tăng trưởng 7,5 - 8% là cao và thách thức, đòi hỏi cả hệ thống chính trị của thành phố phải có giải pháp cụ thể ngay từ đầu năm.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị các sở, ngành tập trung phân tích các điểm mạnh, hạn chế từ kết quả của năm 2023 như khả năng hấp thụ vốn, tiến độ giải quyết công việc, giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ triển khai lập quy hoạch thành phố để khắc phục, chấn chỉnh, tránh tình trạng văn bản “chạy qua chạy lại”, tâm lý chờ chỉ đạo gây trì trệ trong việc triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hôm nay, hai sân bay lớn nhất nước dự kiến đón khoảng 200.000 lượt khách Hôm nay, hai sân bay lớn nhất nước dự kiến đón khoảng 200.000 lượt khách

Trong ngày hôm nay (1/5), ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, theo thống kê của Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hai sân bay lớn nhất cả nước dự kiến đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách thông qua cảng.