Bí quyết lọc cổ phiếu “then chốt” theo quy mô vốn hóa thị trường

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 22/11/2021

Giá trị vốn hóa thị trường là thước đo tổng giá trị thị trường của một doanh nghiệp. Chỉ số được tính toán theo công thức nhân giá cổ phiếu hiện tại của công ty với số lượng cổ phiếu đang lưu thông.

photo-1637508146685

Dựa vào chỉ số vốn hóa thị trường, cổ phiếu được chia thành ba loại theo quy mô công ty: vốn hóa lớn, trung bình và nhỏ. Quy mô vốn hóa thị trường của công ty không nói lên giá trị thực chất của công ty. Tuy nhiên trong trường hợp cần đưa ra quyết định đầu tư quan trọng, chỉ số này cũng là một công cụ hữu ích.

Các nhà đầu tư thường sử dụng dữ liệu vốn hóa thị trường để đánh giá triển vọng tăng trưởng và rủi ro của cổ phiếu trước khi quyết định danh mục đầu tư. Việc đưa các công ty có cùng quy mô với nhau vào một nhóm giúp đánh giá cổ phiếu kỹ càng hơn.

Không những vậy, chỉ số vốn hóa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các nhà quản lý quỹ. Chuyên gia quản lý quỹ có thể xây dựng chiến lược đầu tư để tập trung vào các phân khúc cổ phiếu cụ thể dựa trên vốn hóa thị trường của chúng. Trên thương trường, các công ty có thể tìm kiếm cơ hội mua lại cổ phần của các đối thủ cạnh tranh quy mô vốn hóa nhỏ.

Các rổ cổ phiếu theo vốn hóa

VN30: Là chỉ số vốn hóa đo lường sự tăng trưởng của 30 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất (trên 10.000 tỉ đồng) và thanh khoản lớn nhất thị trường, nhóm VN30 chiếm khoảng 70% vốn hóa toàn thị trường.

VNMidcap: Là chỉ số đo lường sự tăng trưởng của các công ty vốn hóa cỡ vừa (từ trên 1.000 tỉ đến dưới 10.000 tỉ) ở Việt Nam.

VN100: Là sự kết hợp 100 công ty gồm 30 công ty ở nhóm VN30 và 70 công ty nhóm VNMidcap.

VNSmallCap: Là chỉ số để đo lường sự tăng trưởng quy mô ở những công ty có vốn hóa lớn hơn 100 tỷ nhưng nhỏ hơn 1.000 tỉ đồng.

Theo quy định, vào ngày thứ hai của tuần thứ tư tháng 1 và tháng 7 hàng năm, HSX sẽ thực hiện đổi rổ cổ phiếu của chỉ số VN30-Index.

PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) cổ phiếu nằm trong top các doanh nghiệp có lượng vốn hóa vừa trên HSX, với số lượng vốn hóa của doanh nghiệp là 92 tỷ đồng. Nổi bật trong dòng cổ phiếu P và các các doanh nghiệp cùng ngành. Trong ngày 15.11.2021, cổ phiếu PGT bứt phá về khối lượng lớn nhất từ đầu khi 187,285 cổ phiếu được giao dịch thành công. Đặc biệt vào ngày 16/11/2021, đã có 220,610 cổ phiếu được giao dịch là con số ấn tượng mà cổ phiếu PGT tạo nên - gấp hơn 4 lần các giao dịch bình quân trong tuần 2 tháng 11.

Điều đó cho thấy cổ phiếu PGT đang được các nhà đầu tư chú ý, khi giá tốt, độ thanh khoản cao và được rót vốn đầu tư cho trung và dài hạn.

photo-1637508149279

Biên độ giao động giá giao dịch của cổ phiếu PGT

photo-1637508150407

Giá cổ phiếu của PGT so với các doanh nghiệp cùng ngành

Với sự chú ý của các nhà đầu tư, cùng kết quả kinh doanh đang khởi sắc của quý 3. PGT từng bước chinh phục các nhà đầu tư từ F0 cho tới FN.

photo-1637508151467

Kết quả kinh doanh của PGT trong quý 3/2021. Đvt: Triệu đồng

Đồng thời, thông tin Phó Tổng Giám đốc của PGT Holdings, bà Nguyễn Thị Thanh Chi - Phó TGĐ kiêm Kế toán trưởng CTCP PGT Holdings (HNX: PGT) đăng ký bán gần 1.3 triệu nhằm phục vụ mục đích cá nhân từ ngày 16/11-14/12/2021. Nếu thương vụ thành công, bà Chi sẽ đem về cho mình hơn 15 tỷ đồng. Đây là thông tin đáng chú trong giai đoạn tăng trưởng nóng của thị trường cổ phiếu. Điều đó cho thấy, cổ phiếu của PGT đã và đang mở cửa hơn cho không chỉ người nội bộ công ty nắm giữ mà còn hướng tới lợi nhuận dài lâu cho các nhà đầu tư bên ngoài trong tương lai.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp M&A có tiềm lực bền vững để đón nhận những cơ hội và thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

PV
Ý kiến của bạn