Cần Thơ: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Địa phương
03:29 PM 04/07/2023

Ngày 3/7, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và UBND TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn (2021-2023); giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn (2023-2025).

NSNN bố trí gần 115.000 tỷ đồng thực hiện 10 dự án

Tại hội nghị, ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021 - 2025 cho biết, tổng kinh phí CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) dự kiến cho giai đoạn I (2021 - 2025), được bố trí từ ngân sách nhà nước là gần 115.000 tỷ đồng với phần vốn vay tín dụng dự kiến là gần 20.000 tỷ đồng - chiếm tỷ trọng lớn nhất về nguồn lực cho các CTMTQG để thực hiện 10 dự án có tính tổng quát nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực công tác dân tộc. 

Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 phát biểu khai mạc Hội nghị.

Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 phát biểu khai mạc Hội nghị.

Các nội dung thành phần của Chương trình đi sâu và bao phủ hầu hết các mặt của đời sống kinh tế - xã hội với kỳ vọng ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của đồng bào DTTS như đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, đào tạo nghề... đồng thời cũng hướng tới những vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển bền vững đối với vùng đồng bào DTTS&MN như chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển nguồn nhân lực, bình đẳng giới, thông tin tuyên truyền, đào tạo, tuyển dụng và sử dụng cán bộ…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc nhấn mạnh, theo báo cáo Uỷ ban Dân tộc, khu vực Nam bộ gồm 13 tỉnh với 308 xã, chiếm khoảng 9% số xã vùng DTTS&MN của cả nước, tuy nhiên chỉ có 8 tỉnh có xã, thôn đặc biệt khó khăn chiếm khoảng 3,6% tổng số xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 2,7% thôn ĐBKK của cả nước với 55 xã và 356 thôn. Giai đoạn 2021-2023, tổng nguồn vốn đã phân bổ của Chương trình cho khu vực các tỉnh Nam bộ là hơn 2,277 tỷ đồng cũng chiếm hơn 5,4% tổng nguồn lực của cả Chương trình. Tỷ lệ giảm nghèo DTTS năm 2023 ước giảm bình quân 1,89%.

Các đại biểu trao đổi bên lề Hội nghị. Ảnh: Trung Phạm

Các đại biểu trao đổi bên lề Hội nghị. Ảnh: Trung Phạm

Thủ tướng Chính phủ đã giao 49.555,593 tỷ đồng kế hoạch vốn ĐTPT nguồn NSTW giai đoạn 2021-2025 thực hiện CTMTQG DTTS&MN; đến nay các địa phương đã hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch. Năm 2022 đã phân bổ 14.429 tỷ đồng vốn từ NSTW; số vốn năm 2023 là 26.433,812 tỷ đồng. Khu vực phía Nam, có 10 tỉnh thực hiện Chương trình bằng nguồn NSTW, 3 địa phương (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và TP Cần Thơ) thực hiện Chương trình bằng nguồn ngân sách tự cân đối. 

Tổng số vốn được giao của khu vực giai đoạn 2021-2023 là 2.707,139 tỷ đồng, gồm 1.669,483 tỷ đồng vốn ĐTPT và 1.037,656 tỷ đồng vốn sự nghiệp; trong đó vốn các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương (chưa gồm Đồng Nai) là 447,767 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 16.54%. Theo tổng hợp từ các địa phương, kết quả giải ngân nguồn vốn được giao giai đoạn 2021-2023 thực hiện Chương trình đến thời điểm 31/5/2023 của 13 tỉnh khu vực phía Nam là 701,658 tỷ đồng, đạt 25.92% (trong đó vốn NSTW giải ngân đạt 504,232 tỷ đồng; các tỉnh sử dụng NSĐP tự cân đối giải ngân đạt 197,426 tỷ đồng). Một số tỉnh có tỷ lệ giải ngân cao so với bình quân khu vực và bình quân của cả nước (18.28%) là Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bình Phước, Tây Ninh.

Năm 2024 TP Cần Thơ phấn đấu không còn hộ nghèo 

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, TP Cần Thơ có 38.028 người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 3,04% tổng dân số toàn thành phố. 

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường phát biểu chào mừng Hội nghị sơ kết 3 năm kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn (2021-2023).

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường phát biểu chào mừng Hội nghị sơ kết 3 năm kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn (2021-2023).

Trong thời gian qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố quan tâm thực hiện, xác định rõ công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Từ năm 2022 đến nay, thành phố đã đầu tư thực hiện 17,792 tỷ đồng/69,084 tỷ đồng, đạt 25,75% so với Kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2025. Qua đó, đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chỉ còn 113 hộ, chiếm 1,14% tổng số hộ dân tộc thiểu số thành phố, thành phố phấn đấu đến cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 0,76% (tương đương 75 hộ), còn 0,38% so hộ dân tộc thiểu số (tương đương 38 hộ).

Cần Thơ: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Ảnh 4.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Đồng thời, UBND TP. Cần Thơ đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Ban Dân tộc thành phố và các Sở chuyên môn tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố xem xét ban hành Nghị quyết về Quy định chính sách hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững giai đoạn 2023 - 2025, với quyết tâm hỗ trợ thoát nghèo bền vững 100% số hộ nghèo của thành phố (trong đó bao gồm hộ nghèo dân tộc thiểu số); như vậy Cần Thơ sẽ nỗ lực phấn đấu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của Trung ương vào năm 2024.

Cụ thể hóa nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng"

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry đánh giá, vùng ĐBSCL có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước, với quy mô dân số trên 17 triệu người, chiếm khoảng 18% dân số cả nước; dân tộc thiểu số có 1.310.403 người, chủ yếu là đồng bào Khmer, chiếm tỷ lệ 7,6% dân số vùng và chiếm tỷ lệ 9,28% DTTS cả nước, đồng bào DTTS sinh sống tập trung phần lớn tại các tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Hậu Giang và Cà Mau.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry phát biểu tại Hội nghị.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry phát biểu tại Hội nghị.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, vùng ĐBSCL đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh; khẳng định vị trí trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa, gạo, thủy, hải sản và cây ăn trái hàng đầu của cả nước; góp phần ổn định và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN nói chung và trên địa bàn vùng ĐBSCL nói riêng trong thời gian tới, Hội đồng Dân tộc đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban dân tộc quan tâm thực hiện chỉ đạo của Đảng tại Kết luận 65 về công tác dân tộc, triển khai thực hiện đầy đủ quan điểm, mục tiêu, nội dung của Nghị quyết 88, Nghị quyết 120 của Quốc hội. 

Đồng thời, sớm có giải pháp khắc phục, hạn chế tác động của các Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đến việc thực hiện chính sách dân tộc ở vùng DTTS&MN tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến đồng bào DTTS, trong đó chịu tác động nhiều trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL, nhất là các chính sách bảo đảm an sinh xã hội.

Ngoài ra, các tỉnh vùng ĐBSCL, cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS sinh sống, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất cho phù hợp với từng địa bàn vùng đồng bào DTTS tại địa phương… đồng thời, cần cụ thể hóa nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng" vào trong điều kiện cụ thể, chú trọng phát huy dân chủ, phát huy tối đa vai trò chủ thể của đồng bào DTTS và cộng đồng tham gia trực tiếp thực hiện, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá trong suốt quá trình tổ chức thực hiện chương trình, chính sách.

Cùng với việc hỗ trợ của Trung ương, chủ động huy động các nguồn lực hợp pháp và tổ chức lồng ghép các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để thực hiện đầu tư hiệu quả, nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường chỉ đạo phối hợp giữa các ngành, các cấp bám sát thực tiễn, giải quyết những vấn đề bức xúc của đồng bào ngay từ cơ sở, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là các địa bàn xung yếu, biên giới và hải đảo.

Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn