Lâm Đồng: Hơn 6.000 tấn nông sản đã hỗ trợ cho các tỉnh phía Nam gặp khó khăn vì đại dịch

Địa phương
01:47 PM 23/09/2021

Hơn 6.000 tấn rau củ được chính quyền và người dân tỉnh Lâm Đồng vận chuyển đến TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Lâm Đồng: Hơn 6.000 tấn nông sản đã hỗ trợ cho các tỉnh phía Nam gặp khó khăn vì đại dịch

Theo kế hoạch tỉnh Lâm Đồng tặng TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai, Bình Dương, Long An 5.000 tấn nông sản. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn tiến phức tạp, kéo dài, nên tỉnh Lâm Đồng đã tặng thêm 1.000 tấn nhằm hỗ trợ người dân chống dịch. Việc thu hái, vận chuyển và phân phối nông sản từ Lâm Đồng về các tỉnh phía Nam diễn ra từ ngày 22/8 đến nay. Được Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang (FUTA Bus Lines) vận chuyển miễn phí. Toàn bộ số nông sản này được UBND tỉnh Lâm Đồng thu mua và trực tiếp nhận từ người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Lâm Đồng: Hơn 6.000 tấn nông sản đã hỗ trợ cho các tỉnh phía Nam gặp khó khăn vì đại dịch - Ảnh 1.

Người dân tỉnh Lâm Đồng thu hoạch rau củ để hỗ trợ các tỉnh thành phía Nam gặp khó khăn do dịch bệnh

Trong ngày 22/9, đã có thêm 170 tấn nông sản sạch được chở bằng xe giường nằm, xe buýt máy lạnh của FUTA Bus Lines xuất phát từ TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) xuống TP. Hồ Chí Minh. Chuyến xe chở nông sản lần này tạm kết thúc đợt tặng nông sản của Lâm Đồng cho các tỉnh thành phía Nam. Việc vận chuyển số thực phẩm nêu trên được thực hiện bởi FUTA Bus Lines. Mỗi ngày hãng xe này dùng các xe tải, xe giường nằm, xe bus máy lạnh chở rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP từ TP. Đà Lạt về TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An... Tính đến nay hãng xe này đã thực hiện 400 lượt vận chuyển, đồng thời tham gia đóng góp khoảng 2.000 tấn/6.000 tấn rau củ quả hỗ trợ nêu trên.

Lâm Đồng: Hơn 6.000 tấn nông sản đã hỗ trợ cho các tỉnh phía Nam gặp khó khăn vì đại dịch - Ảnh 2.

Lực lượng Quân đội cùng người dân, đóng gói và đưa nông sản lên xe chở đi hỗ trợ người dân phía Nam gặp khó khăn do dịch bệnh

Ngoài số lượng rau củ quả tặng cho TP. Hồ Chí Minh cùng một số tỉnh thành, mỗi ngày có khoảng 50 tấn nông sản được các nhà xe từ tỉnh Lâm Đồng chở về các bếp ăn từ thiện, bếp ăn của bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19, bếp ăn của các bệnh viện tuyến trên, để hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh đang được điều trị và thân nhân người bệnh.

Đại tá Lê Anh Vương, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết, UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh làm đầu mối vận chuyển, thu nhận nông sản người dân và doanh nghiệp tặng rồi lên kế hoạch phân phối cho TP. Hồ Chí Minh. Trong đó phân phối trực tiếp nông sản từ tỉnh Lâm Đồng đến Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thủ Đức, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh…. Kịp thời giúp các bệnh nhân đang điều trị, cách ly đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe cho bệnh nhân sớm quay về với gia đình.

Lâm Đồng: Hơn 6.000 tấn nông sản đã hỗ trợ cho các tỉnh phía Nam gặp khó khăn vì đại dịch - Ảnh 3.

Đoàn xe khách Phương Trang chở nông sản từ tỉnh Lâm Đồng lên hỗ trợ người dân TP. Hồ Chí Minh

Cũng theo Đại tá Lê Anh Vương, hệ thống xe giường nằm và xe buýt máy lạnh của nhà xe Phương Trang hỗ trợ đã giúp chương trình tặng nông sản cho TP. Hồ Chí Minh đạt được các tiêu chí đề ra. Đặc biệt, cơ động trong việc đưa nông sản đến những địa điểm cần hỗ trợ khẩn cấp nằm ở nội ô trong thành phố.

Cũng trong ngày 22/9, Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang đã hỗ trợ 12 xe để đưa 250 người dân ở tỉnh Ninh Thuận đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh về quê chống dịch. Trước đó, vào ngày 21/9, Công ty này cũng đã hỗ trợ đưa 800 người dân của tỉnh Phú Yên đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về lại quê nhà. Cho đến nay Tập đoàn Phương Trang đã tổ chức đưa đón miễn phí gần 24.000 người từ vùng dịch về quê an toàn tại 22 tỉnh, thành miền Nam, miền Trung và Tây nguyên.

Châu Phụng
Ý kiến của bạn
Dự báo 2 kịch bản sáng - tối của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024 Dự báo 2 kịch bản sáng - tối của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

Nếu được “tiếp sức” bằng việc Quốc hội sẽ cho phép áp dụng các Luật liên quan tới bất động sản sớm đi vào thực tiễn sẽ tác động tích cực, thúc đẩy tiến trình phục hồi và phát triển trở lại của thị trường bất động sản từ khoảng cuối năm 2024 trở đi.