Quảng Bình: Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 đạt, vượt kế hoạch đề ra

Địa phương
02:58 PM 23/04/2024

Mới đây, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh đã tổ chức phiên họp quý I/2024 đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS, Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm 2024.

Tham dự có đồng chí Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo CĐS tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh; Đại tá Nguyễn Hữu Hợp - Giám đốc Công an tỉnh, Tổ phó Thường trực Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh và đồng chí Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp.

Quảng Bình: Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 đạt, vượt kế hoạch đề ra- Ảnh 1.

Quang cảnh cuộc họp

Đến nay, nhiều chỉ tiêu chủ yếu về CĐS và thực hiện Đề án 06 của tỉnh đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, tạo chuyển biến đáng kể trong CĐS của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 06 cơ quan cấp tỉnh có đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin (CNTT) hoặc kiêm nhiệm CNTT; 97,6% cán bộ, công chức, viên chức đã qua đào tạo, bồi dưỡng về CNTT. 

Hạ tầng viễn thông, trạm thu phát sóng thông tin di động và cáp quang internet băng rộng tiếp tục phát triển; mạng lưới số liệu chuyên dùng được triển khai, duy trì đến 180 cơ quan hành chính các cấp; hệ thống hội nghị truyền hình chuyên dùng của tỉnh duy trì ổn định, bảo đảm kết nối thông suốt từ Trung ương đến cấp xã. Tỷ lệ văn bản, hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng tại cơ quan cấp tỉnh là 96%, cấp huyện 90%, cấp xã 76%. 

Trong quý I/2024, hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh hiện trường đã tiếp nhận 48 phản ánh của các tổ chức, cá nhân. Hệ thống hạ tầng, đường truyền, trang thiết bị bộ phận một cửa của các cơ quan, đơn vị, địa phương cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến. 185/185 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) trên địa bàn tỉnh triển khai tiếp đón người bệnh đăng ký khám, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế bằng Thẻ Căn cước công dân (CCCD); 8/8 đơn vị Y tế đủ điều kiện triển khai cấp Giấy khám sức khỏe điện tử; công dân sử dụng tiện ích của ứng dụng VNeID, như: Tích hợp thông tin, giấy tờ; thực hiện DVC trực tuyến; thay thế việc xuất trình thẻ CCCD khi đi tàu bay đối với các chuyến bay nội địa.

Quảng Bình: Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 đạt, vượt kế hoạch đề ra- Ảnh 2.

Đồng chí Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu

Bên cạnh những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện CĐS và Đề án 06 trên địa bàn tỉnh được lãnh đạo các sở, ngành, địa phương chỉ rõ, cụ thể như: Việc hướng dẫn người dân bán hàng trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử và vấn đề đảm bảo nguồn điện ổn định phục vụ công tác CĐS còn gặp nhiều khó khăn; phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung chưa được ổn định, thường xuyên quá tải dẫn đến nhiều thời điểm trong ngày không truy cập được; người dân gặp khó khi sử dụng ứng dụng VNeID trong vay tín chấp, tài khoản an sinh xã hội. Tiến độ triển khai tái cấu trúc quy trình điện tử các DVC trực tuyến và việc chuẩn hóa, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai còn chậm. Triển khai DVC trực tuyến chưa thực sự hiệu quả, tiện ích. Cổng DVC/Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh còn nhiều chức năng chậm được hoàn thiện, khắc phục.

Đồng chí Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự tham mưu tích cực, chủ động của 02 cơ quan thường trực là Sở Thông tin - Truyền thông, Công an tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng của tất cả cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn toàn tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ CĐS và Đề án 06 thời gian qua. 

Để triển khai, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ về CĐS, Đề án 06 theo tiến độ, yêu cầu đề ra trong quý II/2024 và trong thời gian tới, đồng chí yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương bám sát nhiệm vụ, chỉ tiêu về CĐS, Đề án 06 được giao trong năm 2024, cả giai đoạn 2021 - 2025 tại các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, rà soát, phân kỳ triển khai cho năm 2024. 

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu triển khai, thực hiện Đề án 06 đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ; đẩy mạnh tuyên tuyền về Đề án 06, tài khoản định danh điện tử, CCCD gắn chip; nâng cao khả năng tự thực hiện DVC trực tuyến của công dân; thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu chuyên ngành, kết nối với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư theo hướng dẫn của Bộ chuyên ngành, phục vụ chia sẻ, khai thác dữ liệu; đẩy nhanh tiến độ rà soát, tái cấu trúc quy trình điện tử; nâng cao hiệu quả cung cấp DVC trực tuyến, thanh toán trực tuyến và số hóa TTHC gắn với xác thực dữ liệu về dân cư theo Đề án 06; chấn chỉnh, chấm dứt tình trạng xử lý hồ sơ TTHC chậm trễ, tồn đọng quá hạn và tình trạng chậm tiếp nhận hồ sơ DVC trực tuyến trên các Hệ thống của tỉnh, Bộ chuyên ngành và Cổng DVC Quốc gia; không để Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ nhắc nhở, đôn đốc; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu số để phát triển chính quyền số, dẫn dắt kinh tế số và xã hội số tiếp tục phát triển; rà soát, xây dựng, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực; tổ chức hoạt động có hiệu quả các tổ công nghệ số cộng đồng, tổ công tác triển khai...

Minh Tú
Ý kiến của bạn
Không thương mại hóa điện mặt trời mái nhà Không thương mại hóa điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Cần thiết phải ban hành cơ chế, chính sách để phát triển điện mặt trời áp mái theo hình thức tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự cung tự cấp, giảm bớt mua điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống điện.