TP.HCM: Lượng hàng bình ổn thị trường năm 2024 dự kiến tăng từ 4 - 6%

Thị trường tiêu dùng
11:09 AM 08/04/2024

Theo kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường năm 2024 - Tết Ất Tỵ 2025 của TP.HCM, lượng hàng bình ổn thị trường năm 2024 trên địa bàn TPHCM tăng từ 4 - 6% so năm 2023, chiếm từ 21 - 32% thị phần trong tháng thường, chiếm từ 24 - 41% nhu cầu thị trường trong tháng Tết…

Trong thời gian từ ngày 1/4/2024 đến hết ngày 31/3/2025, TP.HCM sẽ thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ học tập năm 2024 - Tết Ất Tỵ 2025.

TP.HCM: Lượng hàng bình ổn thị trường năm 2024 dự kiến tăng từ 4 - 6%- Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp đã đăng ký tham gia chương trình bình ổn thị trường tại TP.HCM

UBND TP khuyến khích doanh nghiệp tham gia Chương trình đầu tư phát triển các loại hình phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu chế xuất - khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực quận ven - huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố; tích cực tổ chức thực hiện các chuyến bán hàng lưu động và đẩy mạnh cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến các bếp ăn tập thể; chủ động tổ chức thực hiện các Chương trình khuyến mãi nhằm đẩy mạnh phân phối, xúc tiến tiêu thụ hàng hóa bình ổn thị trường.

Chương trình bình ổn thị trường năm 2024-2025 trên địa bàn TP.HCM thu hút 69 doanh nghiệp đầu mối (tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2023) tham gia. Phần lớn trong đó là các doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao và là đầu mối của các chuỗi cung ứng như: Saigon Co.op, Satra, Central Retail, MM Mega Market, AEON, Fahasa; Vinamilk, Nutifood, Vissan…

Theo đăng ký từ các doanh nghiệp, lượng hàng bình ổn thị trường năm 2024 tăng từ 4 - 6% so năm 2023; chiếm từ 21 - 32% thị phần trong tháng thường, chiếm từ 24 - 41% nhu cầu thị trường trong tháng Tết; đủ sức chi phối, điều tiết thị trường.

Năm nay, chương trình bình ổn sẽ bổ sung hình thức hỗ trợ các đơn vị thực hiện chương trình như: giá thuê mặt bằng, hỗ trợ dịch vụ vận chuyển hàng bình ổn thị trường, hỗ trợ xây dựng thương hiệu… qua đó hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các khâu từ sản xuất, lưu thông đến phân phối hàng hóa. Cùng với đó bổ sung nhiều quyền lợi của doanh nghiệp tham gia như hỗ trợ truyền thông, quảng bá, tôn vinh thương hiệu sản phẩm.

Bên cạnh đó, từ nay đến cuối năm, hàng loạt chương trình khuyến mãi tập trung, mùa mua sắm (gồm “Tưng bừng mua sắm hè”, “Rộn ràng mua sắm mùa xuân”…) hứa hẹn sẽ giúp sức mua tăng. 

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả đạt gần 2 tỷ USD Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả đạt gần 2 tỷ USD

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước ta đạt 1,8 tỷ USD. Đây chính là bước chạy đà quan trọng giúp ngành hàng này sẽ đạt kỷ lục mới trong xuất khẩu.