10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

Sự kiện
04:41 PM 12/01/2022

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ cần chú trọng thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 thứ hạng năng lực cạnh tranh Việt Nam như sau: Năng lực cạnh tranh 4.0 (của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu; Phát triển bền vững (của UN) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu; Năng lực đổi mới sáng tạo (của WIPO) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu; Chính phủ điện tử (của UN) thuộc Nhóm 60 nước đứng đầu;...

Mục tiêu cụ thể năm 2022 cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh đồng bộ với cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch; về cải thiện năng lực cạnh tranh 4.0 theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong đó ưu tiên nâng cao điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật; nâng xếp hạng chỉ số kiểm soát tham nhũng lên 10 bậc; nâng xếp hạng chỉ số chất lượng quản lý hành chính đất đai lên ít nhất 1 bậc; nâng xếp hạng chỉ số vốn hóa thị trường chứng khoán lên 2 - 3 bậc; nâng xếp hạng chỉ số tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo lên 2 - 3 bậc...

10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Để hiện thức hóa các mục tiêu nêu trên, Nghị quyết nêu rõ 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đó là:

Thứ nhất, cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh.

Thứ hai, tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật.

Thứ ba, tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai.

Thứ năm, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính.

Thứ sáu, tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát.

Thứ bảy, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu phát triển bền vững.

Tám là, tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.

Chín là, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Mười là, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Các bộ, cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm cải thiện các yếu tố môi trường kinh doanh tiếp tục thực hiện các giải pháp theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp, bao gồm: Khởi sự kinh doanh; nộp thuế và bảo hiểm xã hội; cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan; tiếp cận tín dụng; bảo vệ nhà đầu tư; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; giao dịch thương mại qua biên giới; giải quyết tranh chấp hợp đồng; và giải quyết phá sản doanh nghiệp.

HM (t/h)
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng thì đến năm 2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng gấp 3 lần sau hơn 10 năm.