2 tháng đầu năm, sản lượng hàng qua các cảng biển đạt hơn 165,2 triệu tấn
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tháng 2/2023, sản lượng hàng hóa qua các cảng biển đạt 62,3 triệu tấn. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, sản lượng hàng qua các cảng biển đạt hơn 165,2 triệu tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, sản lượng hàng nội địa chiếm phần lớn với 73,4 triệu tấn. Tổng sản lượng hàng xuất, nhập khẩu đạt 91,3 triệu tấn.
Đặc biệt, sản lượng hàng container có sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể 2 tháng đầu năm, lượng hàng container đạt 52,8 triệu tấn, giảm 9%. Lượng hàng tính theo Teus đạt 5.177 Teus, giảm 15%.
Nguyên nhân sụt giảm của sản lượng hàng hóa qua các cảng biển do nhiều yếu tố, bao gồm sự hồi phục nhu cầu tiêu dùng từ các nước nhập khẩu, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, cũng như tình hình kinh tế khi Trung Quốc mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, tình hình hàng hóa đã khởi sắc trở lại sớm hơn so với mọi năm. Hàng xuất khẩu đi các nước Châu Âu, Mỹ đã từng bước hồi phục. Các tuyến Nội Á khởi sắc hơn. Điển hình tại Cảng Nam Đình Vũ (Hải Phòng), sản lượng hàng hoá có sụt giảm nhưng chỉ khoảng 30% (cùng thời kỳ năm trước giảm tới 50%) và rất ít hãng tàu hủy chuyến. Và trong cuối tháng 2 và đầu tháng 3, một số hãng vận tải đã mở thêm các tuyến tàu Việt Nam - Trung Quốc - Nhật Bản.
Dự kiến quý 1/2023, khu vực Hải Phòng giữ mức sản lượng hàng hóa như cùng kỳ 2022. Thị trường sẽ khởi sắc từ quý II/2023 và đạt mức tăng trưởng 5% năm 2023.
Để các doanh nghiệp cảng biển phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng, cần tăng cường nội lực kinh tế cũng như cần những chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nền kinh tế và các doanh nghiệp cảng biển.
Hiện, cảng biển Việt Nam có rất nhiều lợi thế, nhất là khi Việt Nam đang nằm trong “làn sóng” dịch chuyển đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Chưa kể, việc Trung Quốc mở cửa sau chính sách "Zero Covid" cũng mang lại tín hiệu tích cực cho nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Những lợi thế đó cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam bứt tốc.
Ngoài ra, cần nâng cao giá dịch vụ xếp dỡ container tại cảng biển và nâng cao giá dịch vụ xếp dỡ container tại cảng biển.
Giá dịch vụ thấp tăng sức cạnh tranh nhưng sự cạnh tranh này khiến các doanh nghiệp cũng chịu thiệt thòi. Do đó, Nhà nước cần tạo cơ chế để các doanh nghiệp có thế cạnh tranh nhưng vẫn giữ được tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp, phát huy hiệu quả lợi thế của cảng biển.
Bên cạnh đó, các cảng cần đầu tư, nâng cao công suất thiết kế để đáp ứng lượng hàng hóa tăng cao tại cảng. Các doanh nghiệp cảng cũng cần siết chặt hơn trong công tác quản lý chi phí, vận hành, hiệu quả làm việc, nhân lực...
Để chuẩn bị đón những thời cơ, doanh nghiệp cảng biển đã đầu tư thêm thiết bị xếp dỡ để nâng cao năng suất xếp dỡ, rút ngắn thời gian khai thác tàu. Đồng thời, cảng cũng mở rộng thêm diện tích bãi nhằm nâng cao năng lực chất xếp hàng hoá, cũng như nâng cấp phần mềm, đầu tư công nghệ thông tin hướng tới xây dựng cảng thông minh với mức độ tự động hoá cao, cảng xanh và tiết kiệm năng lượng.
Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.