2 tháng đầu năm, Việt Nam chi 765,79 triệu USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Xuất nhập khẩu
09:36 AM 24/03/2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã chi gần 765,79 triệu USD để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc.

Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu về Việt Nam tháng 2/2024 đạt 341,25 triệu USD, giảm 19,7% so với tháng 1/2024 và giảm 7,3% so với tháng 2/2023.

2 tháng đầu năm, Việt Nam chi 765,79 triệu USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi- Ảnh 1.

2 tháng đầu năm, Việt Nam chi 765,79 triệu USD nhập khẩu thức ăn gia súc. Ảnh: Báo Dân Tộc

Về thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, Việt Nam nhập nhiều nhất từ thị trường Mỹ, chiếm 21,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 165,23 triệu USD, tăng 32% so với 2 tháng đầu năm 2023; trong đó riêng tháng 2/2024 đạt 90,91 triệu USD, tăng 21,9% so với tháng 1/2024 và tăng 38,4% so với tháng 2/2023.

Thị trường nhập khẩu đứng thứ 2 là Brazil chiếm tỷ trọng 20,5%, đạt 157,06 triệu USD, tăng 333,9% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng tháng 2/2024 nhập khẩu từ thị trường này đạt trên 102,13 triệu USD, tăng mạnh 85,9% so với tháng 1/2024 và tăng 309,4% so với tháng 2/2023.

Tiếp đến thị trường Argentina, trong tháng 2/2024 nhập khẩu sụt giảm mạnh 70,3% so với tháng 1/2024 và giảm 78,8% so với tháng 2/2023, đạt gần trên 29,67 triệu USD; lũy kế cả 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu từ thị trường này giảm mạnh 54,5% so với 2 tháng đầu năm 2023; đạt trên 129,44 triệu USD, chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch.

Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Đông Nam Á trong 2 tháng đầu năm 2024 tăng 6,5% so với 2 tháng đầu năm 2023, đạt trên 52,01 triệu USD, chiếm 6,8%. Nhập khẩu từ thị trường EU giảm mạnh 63%, đạt 22,4 triệu USD, chiếm 2,9%.

Cục Chăn nuôi nhận định việc năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước phục vụ cho ngành thức ăn gia súc còn hạn chế khiến nước ta phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Ước tính nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chiếm khoảng 65% tổng nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước.

Sản lượng nhập khẩu lớn hiện đang đẩy giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi lên cao, khiến người chăn nuôi không có lãi. Trước thực trạng này, Bộ NN&PTNT cho biết trong thời gian tới sẽ cùng các địa phương rà soát vùng trồng nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi, đồng thời bổ sung giải pháp để dần chủ động nguồn nguyên liệu, góp phần giảm giá thành chăn nuôi trong nước.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.