2 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt thu về 3,9 triệu USD, tăng 15,8%

Xuất nhập khẩu
09:27 AM 25/03/2024

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 1.618 tấn ớt với kim ngạch đạt 3,9 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất 87% với 1.414 tấn và Lào chiếm 9,5% với 153 tấn.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tháng 2/2024, Việt Nam xuất khẩu được 884 tấn ớt với kim ngạch đạt 2,1 triệu USD, tăng 20,4%. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 766 tấn, tăng 18,2% so với tháng trước và chiếm đến 86% thị phần.

Lũy kế 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 1.618 tấn ớt với kim ngạch đạt 3,9 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng này cũng là nền tảng góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hồ tiêu và gia vị sớm hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, theo đó đạt khoảng 2 tỷ USD với tổng sản lượng 400.000 – 500.000 tấn.

Xét về thị trường, Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu chính của quả ớt Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc chiếm thị phần 87% với 1.414 tấn và Lào chiếm 9,5% với 153 tấn.

2 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt thu về 3,9 triệu USD, tăng 15,8%- Ảnh 1.

Tháng 2/2024, Việt Nam xuất khẩu được 884 tấn ớt với kim ngạch đạt 2,1 triệu USD, tăng 20,4%. Ảnh: Internet

Trên thế giới, châu Á - Thái Bình Dương chiếm lĩnh thị trường với Ấn Độ là nước sản xuất và xuất khẩu ớt khô hàng đầu thế giới, tiếp theo là Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia. Ấn Độ cũng là nhà sản xuất và tiêu thụ ớt hàng đầu thế giới với khoảng 36% sản lượng toàn cầu, xuất khẩu khoảng 30% tổng sản lượng.

Hai năm trở lại đây, Việt Nam được xuất khẩu ớt chính ngạch sang Trung Quốc giúp kim ngạch quả này tăng vọt. Giá ớt bán ra cũng tốt hơn nhiều so với năm 2022, giúp nông dân có lợi nhuận ổn định.

Tại Việt Nam, số liệu từ Cục trồng trọt cho thấy vùng Đồng bằng sông Cửu Long được coi là "thủ phủ" ớt. Tại đây, ớt được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh với tổng diện tích trên 7.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn một năm. Trong khi đó, tại Tây Nguyên, diện tích trồng đạt khoảng 4.000-5.000 ha với sản lượng khoảng 60.000 tấn một năm.

Ở thời điểm cuối năm 2023, giá ớt xuất khẩu tăng vọt 5.000 đồng/kg, kéo theo giá ớt các loại cũng tăng tương ứng. Hiện giá ớt xuất khẩu dao động từ 62.000 - 65.000 đồng/kg, ớt loại 2 từ 58.000 - 60.000 đồng/kg, ớt chợ từ 55.000 - 58.000 đồng/kg. Để so sánh, trung bình, mỗi sào trồng ớt sẽ cho thu hoạch trên 1 tấn quả/năm, đạt lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng với giá thu hoạch ở mức 8.000 - 12.000 đồng/kg. Đối với những vụ mùa được giá lên tới khoảng 30.000 đồng/kg, người dân có thể ‘bỏ túi’ từ 50 – 60 triệu đồng mỗi sào.

Trong năm 2023, xuất khẩu ớt của nước ta đạt kim ngạch 20 triệu USD, tương ứng với 10.173 tấn, tăng mạnh 107% so với năm 2022. Trong nhóm hàng rau củ xuất khẩu, ớt là mặt hàng quan trọng nhất, vượt xa so với các mặt hàng cùng nhóm như khoai lang, súp lơ ...

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Đẩy mạnh chuyển đổi số cho các mô hình kinh doanh truyền thống Đẩy mạnh chuyển đổi số cho các mô hình kinh doanh truyền thống

Công cuộc số hóa chợ hay tiệm tạp hóa truyền thống không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc quét mã QR để thanh toán. Đây là một "cuộc chơi lớn" với 1,4 triệu tạp hoá đang chờ “lên đời công nghệ".