2021 là “bệ phóng” để TT chứng khoán 2022 bứt phá chinh phục đỉnh 1.800 điểm
Sáu tháng cuối năm 2021, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng của đợt dịch bệnh COVID-19 lần thứ tư bùng phát trong cộng đồng.
Tuy nhiên, từ tháng 10.2021 (Mở đầu của quý 4) khi kinh tế dần được mở cửa trở lại, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng với bình thường mới và phục hồi sản xuất kinh doanh, không ít ngành đạt doanh số hồi phục khá ấn tượng: phân bón, xuất khẩu, vật liệu xây dựng, M&A, ngân hàng…
Ngày 4/1 là ngày giao dịch đầu tiên trong năm mới 2022, nhiều chuyên gia chứng khoán kì vọng, thị trường sẽ bao phủ một sắc xanh, để "đầu xuôi đuôi lọt" cho một năm 2022 dự đoán sẽ tạo nên những đỉnh mới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam mức sinh lời lọt top bậc nhất khu vực Đông Nam Á năm 2021
Biểu đồ thể hiện hiệu suất sinh lời của chỉ số chứng khoán Vn-Index giai đoạn 2011-2021
Chỉ số chứng khoán VN-Index vẫn chốt năm 2021 với 1.498,28 điểm - sát mốc kỷ lục lịch sử. Như vậy chỉ trong vòng một năm VN-Index đã tăng tới 394 điểm (+36%), góp phần giữ mạch tăng trưởng ba năm liền, chỉ xếp sau năm 2017 (+48%). Theo ghi nhận, hai chỉ số khác là HNX-Index và UPCoM-Index cũng ghi nhận tỷ lệ tăng đáng kể trong năm 2021, trong đó, HNX-Index (tăng 133,3%) lên 473,99 điểm còn UPCoM-Index (tăng 51%) 112,63 điểm.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Mức vốn hóa thị trường đạt 7.729 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP.
Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 vẫn tiếp tục bùng nổ. Tính chung từ 4/1/2021 đến 31/12/2021, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 25.960 tỷ đồng/phiên. Thanh khoản tăng 250% so với năm 2020, ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 2,3 tỷ USD(3/11/2021), xếp thứ 2 trong Đông Nam Á. Năm 2021, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khón tăng mạnh trong thời gian gần đây đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên.
Trong sự sôi động này của thị trường, khối ngoại lại là bên rút ròng mạnh mẽ. Thống kê tới giữa tháng 12/2021, khối ngoại đã bán ròng tới 60.000 tỷ đồng, tương đương hơn 2,7 tỷ USD. Dòng tiền cá nhân (năm 2021ghi nhận sự tham gia đông đảo của các F0_nhà đầu tư còn ít kinh nghiệm, vào thị trường chứng khoán) tạo nên sự "cân bằng" giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh. Cũng chính nhóm nhà đầu tư (F0) này đã xác lập kỷ lục mới về số lượng tài khoản chứng khoán mở mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Lần đầu tiên, chỉ trong tháng 11, số tài khoản mở mới đã vượt 200.000 đơn vị. Tổng số tài khoản chứng khoán cá nhân mở mới 11 tháng năm 2021 đạt 1,3 triệu đơn vị, gấp 3,3 lần cả năm 2020. Ước tính cả năm 2021, con số này có thể đạt 1,5 triệu, cao hơn 5 năm trước cộng lại.
Với kết quả trên, chứng khoán Việt chính thức lọt vào top 7 thị trường có hiệu suất tăng mạnh bậc nhất năm qua.
VN-Index lọt top 7 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2021
Tính riêng tại châu Á, thị trường chứng khoán Việt xếp vị trí cao nhất về mức sinh lời (+36%), tiếp đến là Đài Loan (+29%), Ấn Độ (+23%)...
Ở các thị trường phát triển, mức tăng có phần khiêm tốn hơn, điển hình như Hàn Quốc (+3,6%), Nhật Bản (+4,9%), Singapore (+9%)... Đáng chú ý, chỉ số chứng khoán ở các thị trường như Hong Kong, Malaysia, Philippines lại rơi xuống mức âm.
Những điều kiện thuận lợi cho đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong nước năm 2022
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán đang chờ đợi việc Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Việc 2 nghị quyết này được thông qua giúp thúc đẩy phục hồi kinh tế và đẩy mạnh đầu tư công, sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19
Ngoài những thông tin thuận lợi về tỷ lệ phủ vắc xin covid 19 của nửa cuối năm 2021, thị trường chứng khoán sẽ đón nhận một mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2021 sẽ dần đà được hé lộ thông tin từ khoảng nửa cuối tháng 1.2022 trở đi. Từ đó, thông tin sẽ lợi thế hơn có các nhà đầu tư.
Nhiều chuyên gia chứng khoán nhận định: ngoài động lực từ khả năng phục hồi kinh tế, chứng khoán Việt còn nhận được thu hút lớn bởi nhóm nhà đầu tư trẻ và năng động. Chưa kể nhiều nhà đầu tư, bao gồm những nhà đầu tư trẻ có khẩu vị rủi ro cao, sẵn sàng mua cổ phiếu với kỳ vọng lợi nhuận cao, thay vì gửi ngân hàng.
Chuyên gia dự báo tăng trưởng thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) mang tính dự phóng ở thị trường Việt Nam vào khoảng 21% cho 2022 và 20% cho 2023, thấp hơn so với con số đã dự báo trước, nhưng vẫn khá tích cực. Thêm vào đó, năm 2022 VN-Index có thể cán mốc 1.898 điểm, tăng 26% so với mốc đỉnh của năm 2021.
Bên cạnh đó, với dự báo VN-Index đạt 1.800 điểm. Đà tăng của thị trường có thể kéo dài nhờ việc nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng và sự tham gia ngày càng nhiều của dòng vốn cá nhân trong nước.
Nhà đầu tư kỳ vọng vào những cổ phiếu tiềm năng trong công bố báo cáo quý 4/2021 sắp tới
Bàn về đầu tư với những mã cổ phiếu tiềm năng của các doanh nghiệp có vốn hóa vừa và nhỏ, PGT Holdings (HNX: PGT) chắc hẳn là một mã cổ phiếu nổi bật tại sàn HNX, và so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Giá cổ phiếu của PGT Holdings năm 2021
Khép lại năm 2021, nhìn chung PGT Holdings có một năm rực rỡ, bứt phá thành công không chỉ trong hoạt động kinh doanh và còn trong giá trị của cổ phiếu PGT rõ nét.
Thống kê giao dịch theo quý của cổ phiếu PGT Holdings
Về mã cổ phiếu PGT, khối lượng giao dịch ở quý 1 và quý 2, tổng khối lượng khớp của cổ phiếu PGT Holdings chỉ dừng ở mức nhỉnh 1,6 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên bước sang quý 3 và quý 4 con số đó lại tăng gấp đôi (4,2 triệu cổ phiếu ở quý 3 và 3,8 triệu ở quý 4) cho thấy chính những định hướng phù hợp trong từng thời kỳ của Ban lãnh đạo đã giúp công ty vượt qua những thách thức và tăng giá trị về nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó trong 250 ngày giao dịch, từ ngày 4/1/2021 cổ phiếu PGT ghi nhận với những con số ấn còn được thể hiện qua giá trị của cổ phiếu. Bắt đầu phiên giao dịch đầu năm 4/1/2021 giá cổ phiếu của PGT là chỉ khiên tốn 2,900 VNĐ, đến ngày 31/12/2021, giá cổ phiếu 11,400 VNĐ, biến động giá 8,500 VNĐ, tăng xấp xỉ 3.93 lần (393.1%). Giá đóng cửa cao nhất 16,000 VNĐ (15/09/2021), khối lượng giao dịch đạt kỷ lục vào ngày 15/9/2021 là 799,548 cổ phiếu. Trung bình các phiên giao dịch cổ phiếu PGT giao dịch thành công 44,081 cổ phiếu. Sự bứt phá cả về giá trị của cổ phiếu và khối lượng giao dịch cho thấy, PGT chính là một mã cổ phiếu "dài hơi" đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
Về kết quả kinh doanh, theo BCTC hợp nhất quý 3/2021 vừa công bố, doanh thu thuần quý 3 của PGT đạt 229 triệu đồng. Điểm nhấn trong bức tranh kinh doanh của đơn vị đến từ doanh thu hoạt động tài chính, đạt gần 1.3 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh của PGT trong quý 3/2021. Đơn vị: Triệu đồng
Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp của PGT giảm mạnh 75%, xuống còn hơn 1 tỷ đồng và không còn ghi nhận khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Kết quả, PGT báo lãi ròng hơn 72 triệu đồng, cùng kỳ thua lỗ gần 923 triệu đồng.
Kết thúc 9 tháng đầu năm, PGT ghi nhận doanh thu thuần hơn 642 triệu đồng. Đáng chú ý, đơn vị đã thoát khỏi con số lỗ 7 tỷ đồng hồi cùng kỳ, ghi nhận lãi ròng gần 276 triệu đồng.
Tại thời điểm 30/09/2021, tổng tài sản của PGT ghi nhận hơn 57 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 6.9 tỷ đồng, gấp đôi con số đầu năm với toàn bộ đến từ chứng khoán kinh doanh. Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 38%, xuống còn 21.6 tỷ đồng.
Thêm vào đó, về hoạt động đóng góp những giá trị cho cộng đồng, PGT Holdings đã hoàn thành sứ mệnh thông công thông qua dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh" được PGT góp công sức kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản, hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam ngay từ đầu dịch. Tuy là một dự án nhỏ nhưng những đóng góp giá trị nhân văn to lớn cho cộng đồng. Một lần nữa khẳng định kim chỉ nam trong kinh doanh của PGT Holdings là tạo nên "Giá trị bền vững của doanh nghiệp".
Dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh".
"Thông qua việc hỗ trợ hệ thống y tế bằng cách cung cấp dịch vụ vận chuyển, PGT mong rằng có thể lan tỏa năng lượng tích cực, thay mặt người dân Nhật Bản muốn thực hiện dự án nhỏ này để gửi đến Việt Nam những lời động viên chân thành nhất. PGT mong muốn sẽ tiếp tục đóng góp, thực hiện các hoạt động từ thiện để có thể mang lại nhiều hơn những điều tốt đẹp cho xã hội, mong rằng Nhật Bản và Việt Nam sẽ có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực hơn nữa trong thời gian tới." - Nội dung được trích dẫn từ bài phỏng vấn (FBNC) của Ông Kakazu Shogo, CEO của PGT Holdings.
Với những trái ngọt đã gặt hái được trong năm 2021, cùng báo cáo quý 4/2021 sắp công bố trong thời tới. PGT Holdings tin rằng, một bức tranh tài chính với những chỉ số kế toán tích cực sẽ giúp cổ phiếu PGT "ăn nên làm ra" hơn nữa trong năm 2022.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp đầy tiềm năng để đón nhận những cơ hội cũng như chinh phục những thách thức trong tương lai.
Hãy follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Sáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.