25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh
Bộ GD&ĐT vừa có thông tin về tình hình tổ chức dạy học tại 63 tỉnh, thành phố, theo đó, có 25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh; 24 tỉnh, thành phố dạy học trực tuyến và 14 tỉnh kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.
- TP. Thủ Đức: Trao quà trung thu cho các em học sinh khó khăn
- Liên đoàn Lao động TP. Vũng tàu hỗ trợ 45 điện thoại thông minh cho học sinh nghèo
- Hà Nội yêu cầu các trường sẵn sàng đón học sinh trở lại học tập khi dịch được kiểm soát
- Hà Nội: Hỗ trợ hơn 2.300 máy tính, thiết bị cho học sinh học trực tuyến
Hiện nay, tại nhiều tỉnh, thành phố đang xuất hiện nhiều loại hình dạy học khác nhau: có nơi dạy học trực tiếp hoàn toàn do dịch COVID-19 được kiểm soát tốt; có nơi kết hợp cả 3 loại hình là dạy học trực tiếp, trực tuyến và dạy học qua truyền hình; nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội và TP.HCM, chỉ dạy học trực tuyến là chủ yếu và kết hợp dạy học qua truyền hình.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến tối 19/9, cả nước có 25 địa phương toàn bộ học sinh may mắn được đến trường học trực tiếp gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Đây là các địa phương ít ảnh hưởng của dịch COVID-19 hoặc đã khống chế được dịch bệnh.
Ngoài ra, có 14 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, gồm: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Thừa Thiên Huế.
Còn lại 24 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình, gồm : An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh và TPHCM.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức dạy học ứng phó với diễn biến dịch COVID-19. Cụ thể:
Đối với lớp 1, lớp 2, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa; từ đó xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt.
Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Đối với bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chương trình được thực hiện theo nguyên tắc giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, không yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao, trùng lặp giữa các môn học, các nội dung đã quá cũ so với kiến thức khoa học hiện đại. Một số nội dung được tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng.
Đối với các địa phương cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, Bộ GD&ĐT đề nghị cần tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh có thể đến trường để dạy học trực tiếp, nhất là các nội dung thực hành, thí nghiệm và kết hợp ôn tập, củng cố những nội dung lý thuyết đã học trực tuyến, học trên truyền hình, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
PV (T/h)Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.