3 kịch bản cho ngành dệt may cuối năm
Những kịch bản dự báo cho thấy, mục tiêu của ngành dệt may năm 2021 đạt mức thực hiện 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu như năm 2019 sẽ rất khó khăn.
Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh đang còn rất phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo 3 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian “cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may”.
Trong rất nhiều nguy cơ thì nguy cơ cao nhất là khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng do khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác và nguy cơ thiếu lao động do lao động về quê tránh dịch, không dễ quay trở lại ngay. Cả hai vấn đề này đều không phải một sớm, một chiều có thể giải quyết được.
Trước những khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19, Hiệp hội này đưa ra 3 kịch bản cho dệt may trong năm nay.
Kịch bản 1 cũng là kịch bản tích cực nhất, Việt Nam khống chế được dịch bệnh và thực hiện "bình thường mới" từ đầu tháng 10/2021, xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 37,5 - 38 tỷ USD.
Kịch bản 2, nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp, còn có một số địa phương, khu công nghiệp bị phong tỏa, cách ly trong tháng 11/2021, xuất khẩu cả năm dự kiến đạt khoảng 36 - 36,5 tỷ USD.
Kịch bản 3 kém tích cực nhất, tình hình dịch bệnh còn phức tạp đến đầu tháng 12/2021, xuất khẩu của ngành dự kiến chỉ đạt 33,5 - 34 tỷ USD.
Đồng thời, Vitas cũng đưa dự báo năm 2022, nếu tình hình sản xuất kinh doanh trở lại bình thường ngành dệt may Việt Nam sẽ phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 39 - 42 tỷ USD.
Do đó , để các doanh nghiệp dệt may có thể vượt qua khó khăn, Vitas cho rằng, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các phương án chống dịch, phương án sản xuất để thực hiện mục tiêu kép và chủ trương "sống chung an toàn với dịch để phục hồi kinh tế" của Chính phủ.
Tìm mọi cách không để cho chuỗi cung ứng ngành dệt may bị đứt gãy. Bố trí sản xuất theo các phương án "3 tại chỗ" "1 cung đường - 2 điểm đến", "4 xanh" ở những nơi có thể bố trí được, doanh nghiệp hỗ trợ nhau thực hiện đơn hàng dang dở...
Ngoài ra, Vitas đề xuất Nhà nước tập trung hỗ trợ doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền để tránh cho doanh nghiệp không rơi vào tình trạng đứt thanh khoản như: dừng các khoản thu không phải chi ngay mà để kết dư; tạm dừng thu phí công đoàn và đoàn phí công đoàn, hạ hạn mức tín dụng, giảm lãi suất vay…
Ngoài ra, Vitas đã phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng kiến nghị nhiều cơ chế chính sách nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19 như: Cùng kiến nghị về vấn đề vaccine, vấn đề thay đổi cách phòng chống dịch phục hồi kinh tế, chống ách tắc trong khâu vận tải; về tháo gỡ các cơ chế chính sách đang là rào cản cho doanh nghiệp như những bất cập của dự thảo Nghị định hướng dẫn luật bảo bệ môi trường, Bảo hiểm xã hội.
Hoài Thương (t/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.