3 kịch bản tăng trưởng ngành dệt may từ nay tới cuối năm 2022
Dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may theo 3 kịch bản, trong đó kịch bản cao nhất là 7 tháng còn lại của năm 2022 tiếp tục tăng so với cùng kỳ như 5 tháng đầu năm (22,2%), tức là năm 2022 tăng 22,2% so với năm 2021.
- Doanh nghiệp dệt may báo lãi lớn trong quý đầu năm
- VNDIRECT: Hầu hết giá cổ phiếu của dệt may hiện đang gần với giá trị hợp lý, động lực tăng trưởng đến từ nhiều dự án khu công nghiệp
- BSC: 2022 sẽ là năm của những doanh nghiệp Dệt may tăng trưởng cả mảng kinh doanh cốt lõi và "lấn sân" đầu tư bất động sản
Xuất khẩu dệt may nửa đầu năm 2022 đạt được nhiều kết quả tích cực. Đây là thông tin được các doanh nghiệp chia sẻ tại hội thảo chuỗi cung ứng bông bền vững do Hiệp hội Dệt may Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Bông Mỹ (US.Cotton) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/6.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp Ảnh minh hoạ., tăng trưởng 23% so với cùng kỳ. Đây là con số ấn tượng đối với ngành dệt may trong bối cảnh vừa trải qua gia đoạn khó khăn do dịch COVID-19 kéo dài.
Kết quả này là nhờ vận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tư do với 15 hiệp định có hiệu lực đã mở ra hành lang thị trường rộng mở với hàng dệt may Việt Nam; trong đó, một số hiệp định có ràng buộc về quy tắc xuất xứ như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thúc đẩy ngành công nghiệp dệt sợi trong nước phát triển vượt bậc trong 5 năm trở lại đây.
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may nhiều. Chỉ trong 5 tháng năm nay, hàng dệt, may đã có mặt ở 61 nước và vùng lãnh thổ chủ yếu - nhiều nhất so với các mặt hàng khác.
Trong 61 thị trường này, có 39 thị trường đã trên 10 triệu USD, có 15 thị trường đạt trên 100 triệu USD, lớn nhất là Mỹ (7.580 triệu USD), Nhật Bản (1.346 triệu USD), Hàn Quốc (1.163 triệu USD), Canada (514 triệu USD), Trung Quốc (441 triệu USD), Đức (409 triệu USD), Campuchia (395 triệu USD), Hà Lan (376 triệu USD), Anh (296 triệu USD), Pháp (240 triệu USD), Bỉ (197 triệu USD), Indonesia (168 triệu USD), Tây Ban Nha (134 triệu USD).
Hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm trước, có một số thị trường có mức tăng khá (như Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh, Bỉ, Campuchia, Canada, Đức, Indonesia, Pháp, Tây Ban Nha,…), trong đó hầu hết các thị trường đã ký Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Việt Nam.
Một số công ty đã có đơn đặt hàng đến hết quý 3, dự báo trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may theo 3 kịch bản. Kịch bản cao nhất là 7 tháng còn lại của năm 2022 tiếp tục tăng so với cùng kỳ như 5 tháng đầu năm (22,2%) - tức là năm 2022 tăng 22,2% so với năm 2021, thì cả năm 2022 sẽ đạt 40 tỷ USD, hay tăng trên 7,3 tỷ USD so với năm trước.
Kịch bản trung bình là mức xuất khẩu bình quân 1 tháng trong 7 tháng còn lại đạt bằng với mức của tháng 4 (3.171 triệu USD), tính ra 7 tháng là 22,2 tỷ USD, cộng 5 tháng đầu năm (15 tỷ USD) thì cả năm sẽ đạt 37,2 tỷ USD, tăng 13%, hay tăng 4,5 tỷ USD.
Kịch bản thấp, nếu 7 tháng cuối năm đạt mức bình quân 1 tháng của 5 tháng đầu năm (3 tỷ USD), thì cả năm 2022 sẽ đạt 36 tỷ USD, tăng 10,1%, hay tăng 3,3 tỷ USD so với năm trước.
Dù ngành dệt may tăng trưởng theo kịch bản nào thì kim ngạch xuất khẩu cả năm 2022 của ngành cũng vẫn tăng khá so với năm trước.
Tuy nhiên, ông Vũ Đức Giang dự báo, nửa cuối năm 2022 thị trường thế giới sẽ có nhiều biến động khó lường, đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp và mục tiêu xuất khẩu của toàn ngành dệt may.
Tình hình lạm phát mạnh tại Mỹ và châu Âu khiến giá cả lương thực thực phẩm tăng vọt sẽ khiến sức mua các mặt hàng tiêu dùng; trong đó có dệt may giảm sút đáng kể, ảnh hưởng đến đơn hàng của doanh nghiệp trong quý 3 và quý 4. Mặt khác, giá xăng dầu, chi phí vận tải biển liên tục tăng khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp đội lên, giá các loại nguyên liệu đã tăng gần 30% so với trước là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt.
HM (T/h)Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.