3 tác động gây trở ngại đến kiểm soát lạm phát của Việt Nam.
Tại hội thảo mới đây tổ chức tại Hà Nội, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, ba yếu tố gây trở ngại đến việc kiểm soát lạm phát trong năm 2022 chính là tổng cầu tăng đột biến, giá cả nguyên vật liệu tăng cao và đứt gãy chuỗi cung ứng, kể cả trong nước và quốc tế.
Cụ thể, thứ nhất, tổng cầu tăng đột biến sau khi Việt Nam khắc phục khá thành công đại dịch. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 876 nghìn tỷ đồng, nhích tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 0,3% trong khi cùng kỳ năm 2021 chỉ tăng vỏn vẹn 0,7%.
Đặc biệt, với quy mô gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng từ"chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội"tạo áp lực lạm phát rất lớn.
Thêm vào đó, ngày 17/03 (giờ Việt Nam), Fed đã thực hiện đợt nâng lãi suất đầu tiên. Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản, dự báo nâng thêm 6 lần trong năm 2022 nhằm đối phó với lạm phát ngày càng cao tại Mỹ.
Kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) đã quyết định nâng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 0.25%-0.5%. Đây là đợt nâng lãi suất đâu tiên kể từ tháng 12/2015.
Mặt khác, nền kinh tế Việt đang phục hồi, doanh nghiệp đang rộn ràng quay trở lại hoạt động sản xuất. Nếu tình trạng thiếu hụt lao động xảy ra cũng một yếu tố khá quan trọng tác động tới lạm phát. Bởi thiếu hụt lao động, các doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí để tuyển dụng, đào tạo lao động.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Hiện nay, tổng cầu thế giới tăng nên nguyên vật liệu nhập khẩu hàng hóa thế giới cũng tăng rất cao, có nhiều mặt hàng tăng gấp 2 lần so với đầu năm. Như vậy, nhập khẩu lạm phát không thể tránh khỏi.
Thứ ba, đứt gãy chuỗi cung ứng chính là nguyên nhân gây ra lạm phát cao trên thế giới. Đứt gãy chuỗi cung ứng nhiên liệu, khí đốt… khiến lạm phát châu Âu tăng rất mạnh trong vỏn vẹn 2 tháng đầu năm, lên tới 5,1% trong khi mục tiêu điều hành chỉ khiêm tốn 2%.
Đáng quan ngại, giá xăng dầu cán mốc trên 130 USD/thùng, tính từ đầu năm cho đến ngày 9/3, mức tăng vượt ngưỡng 60%.
Mừng và lo với gói kích cầu 350.000 tỷ
Tác động gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội gây áp lực tăng lạm phát trong 2 năm 2022-2023. Ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng, trong gói tổng thể, chính sách tài khoá lên đến 291.000 tỷ đồng, chiếm đến 83%; gói về chính sách tiền tệ chiếm 14%, còn lại 3% các gói hỗ trợ khác.
Nhiều quan điểm nhầm tưởng rằng nếu thực hiện chính sách tiền tệ hay các chính sách nhỏ sẽ khiến cung tiền ào ạt đổ vào nền kinh tế, gây ra lạm phát.
Tuy nhiên, ông Lâm đánh giá, chính sách giảm thuế VAT 2% khoảng 49.400 tỷ đồng rất hay, có thể khiến nền kinh tế phục hồi mà không gây ảnh hưởng lớn tới tăng lạm phát. Hay gói cấp bù lãi suất 40.000 tỷ đồng thực tế cũng không phải bơm tiền vào nền kinh tế. Nếu có một kế hoạch triển khai một cách bài bản, đúng liều lượng cũng sẽ không gây áp lực lạm phát lớn từ chương trình phục hồi.
Tuy nhiên, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng lưu ý, áp lực lạm phát của gói phục hồi đến từ gói đầu tư cơ sở hạ tầng trên 100.000 tỷ đồng làm nguyên vật liệu tăng kéo theo làm giá cả tăng.
Như vậy, "nguyên nhân đẩy giá cả tăng từ gói phục hồi đến từ phía cung nguyên vật liệu, chứ không chịu áp lực từ việc cung tiền vào nền kinh tế. Với giải pháp đảm bảo được đủ nguồn cung, không gãy chuỗi cung ứng sẽ không tạo ra sức ép lạm phát", ông Lâm nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nguyễn Bá Khang, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính quốc gia thuộc Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong bối cảnh áp lực lạm phát đang tăng, cùng với việc bắt đầu đưa gói phục hồi kinh tế với quy mô lớn vào đời sống, chắc chắn sẽ thúc đẩy tổng cầu lớn tạo yếu tố gây áp lực lên lạm phát.
Mặt khác, việc giảm thuế giá trị gia tăng và một số mặt hàng để kích cầu trong bối cảnh hiện nay thậm chí còn góp phần vào bình ổn giá và kiềm chế lạm phát tăng ở một số ngành.
Tuy nhiên, do giá dầu tăng quá nhanh nên che lấp những tác động tích cực của gói hỗ trợ giảm thuế giá trị gia tăng.
Theo tính toán của Trung tâm Thông tin giám sát tài chính quốc gia, lạm phát bình quân trong quý 1 có thể tăng trong khoảng 2-2,2%.
Diễn biến này cũng nằm trong xu thế dài hạn của lạm phát bởi về cơ bản, lạm phát lõi vẫn đang ở mức thấp sẽ tạo nên nhân tố tích cực để bù đắp lại phần tăng đột biến của giá xăng dầu trong thời gian tới.
Không để đứt gãy chuỗi cung ứng
Để kiểm soát lạm phát năm nay, các chuyên gia cho rằng, yếu tố đầu tiên, phải kiểm soát được nguồn cung. Bởi áp lực lạm phát năm nay từ thiếu hụt nguồn cung, đáp ứng cho tổng cầu cho nên phải kiểm soát chặt nguồn cung, đặc biệt cung xăng dầu.
Xăng dầu cứ tăng 10% làm lạm phát tăng 0,36%. Từ đầu năm cho đến nay, xăng dầu tăng 60%, mới biết áp lực ghê gớm ra sao. Hay trong 2 tháng, xăng dầu tăng 45%, trong mức tăng CPI 1,68%, xăng dầu đóng góp đến 1,63 điểm phần trăm.
Thứ hai, chuỗi cung ứng vật tư, nhiên liệu sản xuất kể cả hàng hóa tiêu dùng giữa các vùng, giữa các địa phương với nhau, không để đứt gãy. Đặc biệt, không để đứt gãy chuỗi cung ứng của thế giới với Việt Nam.
Đây là một trong những thách thức rất lớn với Việt Nam khi cước vận tải biển tăng đột biến từ năm 2021, giá container tăng cao, thậm chí không có hãng tàu biển để thuê, khiến doanh nghiệp khốn khổ.
"Tác hại từ áp lực lạm phát lên nền kinh tế rất lớn do sẽ tạo ra một mặt bằng giá mới. Khi đó, tất cả những quyết định về sản xuất kinh doanh, đầu tư đều phải tính toán trên mặt bảng giá mới, làm cho mọi chi phí đều cao hơn".
Đáng quan ngại, mặt bằng giá mới cũng khiến thu nhập thực của người dân giảm, giảm sức chi tiêu và làm giảm tổng cầu, tác động rất mạnh đến nền kinh tế.
Bên cạnh đó, cung ứng nguồn nhân lực cũng được cần phải được quan tâm trong bối cảnh này.
PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Đứng trước bối cảnh cùng nền kinh tế bị chịu tác động từ lạm phát PGT Holdings đưa ra những chiến lược để chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực, khắc phục những khó khăn nắm bắt những cơ hội hợp tác hấp dẫn để tạo nên một chuỗi cung ứng lao động liền mạch. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững cùng nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn.
Quay lại với thị trường chứng khoán
Tại Phố Wall, vào lúc 2:17 PM ET (khoảng 1 giờ 17 phút ngày 17/3 theo giờ Việt Nam), chỉ số Dow Jones tăng 0,13% (42,46 điểm) lên 33.586,8 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 16,4 điểm (0,38%) lên 4.278,85 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cộng thêm 131,75 điểm (1,02%) lên 13.080,37 điểm.
Cổ phiếu của năm trong số 11 lĩnh vực chính thuộc chỉ số S&P vẫn tiếp tục tăng giá sau thông tin từ Fed, trong đó các cổ phiếu tài chính và cổ phiếu tiêu dùng dẫn dầu đà tăng.
Dữ liệu cho thấy chính sách tiền tệ thắt chặt hơn thường đi kèm với sự tăng giá vững chắc của cổ phiếu.
Trước khi có thông báo của Fed, các chỉ số chứng khoán đã tăng điểm trong bối cảnh cuộc đàm phán về một sự thỏa hiệp giữa Nga và Ukraine đã làm dấy lên hy vọng vào một sự đột phá tiềm năng sau ba tuần Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tâm lý của các nhà giao dịch trên toàn cầu cũng được nâng lên sau khi Trung Quốc cam kết sẽ tung ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế hơn nữa và giữ cho thị trường ổn định.
Tại thị trường chứng khoán ngày 17/3/2022, VN-Index tăng 2,01 điểm (0,14%) lên 1.461,34 điểm, HNX-Index giảm 0,02 điểm còn 446,16 điểm, UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (0,09%) xuống 115,94 điểm.
Cổ phiếu PGT ngày 17/3/2022.
Tín hiệu đầy tích cực của thị trường chứng khoán cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư Việt khá thoải mái khi Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản. Song song với diễn biến đó cổ phiếu PGT tiếp tục có chuôi tăng điểm và đang dần tiến sát mốc 13,000 VNĐ/ cổ phiếu. Khép lại phiên giao dịch 17/3, PGT khớp lệnh thành công 135,500 cổ phiếu và đóng cửa với mức giá 12,700 VNĐ.
Do đó, mã PGT của PGT Holdings trên sàn HNX rất đáng để nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn.
Hãy follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Khi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.