300.000 vỏ hộp sữa đã qua sử dụng - Nơi những hạt mầm xanh vươn lớn
Đơn vị tổ chức kỳ vọng, từ chương trình “Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh” và các chiến dịch tương tự, những hạt mầm sống xanh sẽ nảy nở thành những cái cây vững chắc trong thói quen ứng xử với rác thải nhựa, rác thải sinh hoạt.
Trong bốn dịp cuối tuần từ 23/4 đến 5/6/2022 của chương trình "Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh", 20 cửa hàng TH true mart tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã nhận được hơn 300.000 vỏ hộp sữa từ hàng chục nghìn khách hàng ở nhiều lứa tuổi. Chiến dịch ý nghĩa của TH true MILK cũng tiếp cận truyền thông với gần 34 triệu lượt xem trên các nền tảng Facebook và Youtube.
Chương trình còn tặng tới người tiêu dùng hàng chục nghìn cuốn sổ tái chế, túi vải canvas và các quà tặng thân thiện với môi trường khác như: bộ thìa đũa bằng tre, chậu xơ dừa, sữa tươi tiệt trùng hữu cơ TH true MILK Organic. Quan trọng hơn, từ chương trình này và các chương trình tương tự, những hạt mầm sống xanh được gieo khắp nơi sẽ nảy nở thành những cái cây vững chắc trong thói quen ứng xử với rác thải nhựa, rác thải sinh hoạt của mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Lan tỏa lối sống xanh thành thói quen thường nhật
Vào các dịp cuối tuần diễn ra chương trình thu gom vỏ hộp sữa, các cửa hàng TH true mart đông hơn thường lệ. Thu Uyên, nhân viên TH true mart tại phố Tràng Tiền (Hà Nội) cho biết, mỗi ngày cửa hàng đón tiếp hàng trăm lượt khách mang vỏ hộp sữa đến đổi quà sống xanh, chủ yếu là các em nhỏ đi cùng bố mẹ, một phần đông nữa là sinh viên và nhân viên văn phòng. Ở các true mart khác cũng tiếp đón lượng khách vượt trội.
Đến đổi vỏ hộp sữa tại TH true mart Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) vào tuần cuối của chương trình, chị Ngô Thị Minh và hai con gái (sống tại Quận Bắc Từ Liêm) cho biết, chị đưa con đi cùng để các cháu được thực sự tham gia, cảm nhận và từ đó hào hứng hơn với các hoạt động giữ gìn môi trường. "Các con được trải nghiệm thực tế, tôi để con tự tay làm, từ cắt, rửa sạch, gấp gọn vỏ hộp đến đi thu gom, đổi quà nên hiểu rất rõ thông điệp ý nghĩa của chương trình về giảm rác thải, tích cực sống xanh", chị Minh Hà chia sẻ.
Những điều lớn lao có thể bắt đầu từ những hành động nhỏ, những thói quen tưởng chừng đơn giản. "Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận" - mỗi hành động nhỏ ý nghĩa nếu được tích góp và lan tỏa sẽ tạo nên hiệu quả lớn.
Là một khách hàng hưởng ứng nhiệt tình chương trình thu gom vỏ hộp của Tập đoàn TH, chị Mai Huyền (sống tại Times City, Hà Nội) bày tỏ: "Chiếc vỏ hộp sữa tuy nhỏ, nhưng nếu mọi người đồng lòng chung tay thì sẽ tạo ra hiệu ứng lớn. Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường thông qua những hành động nhỏ như nhặt vỏ hộp sữa, làm dẹp và bỏ vào thùng rác tái chế nếu có, nếu không thì thông qua các tổ chức để chuyển tới các đơn vị tái chế. Đồng thời khuyến khích các em nhỏ tham gia, giúp các em hiểu được vai trò quan trọng và ý nghĩa của phân loại, thu gom, tái chế, góp phần tạo cho thế hệ tương lai thói quen gìn giữ môi trường một cách tự nhiên bằng những hành động dù nhỏ nhất".
Cuộc đời khác của vỏ hộp sữa hay vòng tuần hoàn của rác thải
Chương trình do Tập đoàn TH phối hợp với Tập đoàn bao bì Tetra Pak thực hiện không chỉ gom vỏ hộp sữa TH true MILK mà của tất cả các nhãn hàng và nhà sản xuất. Đại diện TH chia sẻ, là doanh nghiệp thực hành kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững, đồng thời là thành viên của Liên minh tái chế bao bì PRO Vietnam, TH luôn tích cực thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất về kiểm soát tác động tới môi trường trong suốt chuỗi cung ứng trong đó có việc tăng cường thu gom, tái chế bao bì nhằm kéo dài vòng đời của sản phẩm/nguyên liệu.
Hơn 300.000 vỏ hộp sữa sau ngay khi thu gom đã được TH phối hợp cùng Tetra Pak chuyển đến các cơ sở tái chế.
Thành phần của vỏ hộp sữa cũng như các sản phẩm UBC (used beverage carton) khác thông thường được làm từ 75% giấy, 4% nhôm và 21% polymer; trong đó lớp polymer thuộc loại rác thải trăm năm chưa hủy nếu không được gom và xử lý đúng cách.
Khi vào dây chuyền tái chế, bột giấy thu hồi từ vỏ hộp sẽ dùng làm nguyên liệu cho các sản phẩm gia dụng thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng, như thùng carton, túi giấy, sổ tay, giấy vệ sinh, giấy gói quà, khung tranh,… Còn phần nhôm và polymer được làm thành các tấm lợp (trung bình 8.000 hộp sữa giấy sẽ tái chế được một tấm lợp).
Đây chính là những cách tuyệt vời để cho mang đến cho vỏ hộp đã qua sử dụng một cuộc đời mới hoàn toàn khác, hay nói cách khác là sự tái sinh của rác thải, khép kín vòng tuần hoàn của sản phẩm và vật liệu. Nhờ đó, chúng ta có thể tiết kiệm được năng lượng, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, cũng như giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Một phần của xu thế tất yếu: Kinh tế tuần hoàn
Đại diện Tập đoàn TH cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, phục hồi kinh tế dần bước vào bình thường mới, vì vậy từ nửa cuối năm 2022 trở đi TH sẽ tăng cường các hoạt động thu gom bao bì sữa, góp phần lan tỏa sống xanh và truyền thông mạnh mẽ hơn về phân loại, tái chế rác thải. Đây là một phần trong chuỗi hoạt động của mô hình kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh đang được áp dụng tại TH, cũng là xu hướng chung mà thế giới đã chuyển mình theo trong thời gian qua.
Tại Việt Nam, Kinh tế tuần hoàn là nội dung được đưa vào Điều 142 Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi có hiệu lực từ năm 2020 cũng như được đề cập trong "Chiến lược phát triển KTXH 2021-2030, tầm nhìn 2045" của Chính phủ cùng nhiều Nghị định, Đề án lớn khác. "Làn sóng" inh tế tuần hoàn được dự báo mở rộng và bùng nổ từ năm 2022 trở đi.
Tuy nhiên, từ trước khi Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi đưa kinh tế tuần hoàn vào như một mô hình tất yếu, Kinh tế tuần hoàn đã được triển khai tại Tập đoàn TH trong chuỗi sản xuất khép kín từ đồng cỏ tới ly sữa TH true MILK. Đồng thời, TH tích cực kết nối với mạng lưới các đối tác để tạo nên chuỗi giá trị trong đó sản phẩm, tài nguyên, vật liệu được duy trì lâu nhất có thể trước khi thải bỏ ra môi trường, từ đó phát thải được giảm thiểu. Một trong những ví dụ cụ thể là kết nối với các đơn vị thu gom, tái chế để những vật liệu bị thải bỏ như vỏ hộp sữa có vòng đời dài hơn, tồn tại một cách bền vững và hữu ích.
Tập đoàn TH cũng là doanh nghiệp tiên phong sáng lập và chung tay cùng các tổ chức lớn tại Việt Nam trong trách nhiệm hạn chế rác thải nhựa, như: Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam – PRO Vietnam, Liên minh Doanh nghiệp vì môi trường Việt Nam - VB4E, Liên minh các nhà bán lẻ giảm tiêu thụ túi nilon dùng một lần.
Bên cạnh đó, TH kiên trì thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường với các giải pháp chi tiết, cụ thể. Như: Chấm dứt sử dụng túi nilon sử dụng một lần trên toàn hệ thống TH true mart, thay thế bằng túi nhựa sinh học; khuyến khích khách hàng sử dụng túi vải canvas bền vững; sử dụng thìa sữa chua được làm từ chất liệu sinh học; giảm 50% số lượng thìa dùng một lần cung cấp kèm sản phẩm sữa chua TH true YOGURT; bỏ màng co plastic nắp chai nước tinh khiết TH true WATER 350ml; tài trợ dự án khảo sát nhằm bảo tồn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng),…
Bách DiệpTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.