4 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,8%
Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 4, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 510,7 nghìn tỷ đồng. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.007,3 nghìn tỷ đồng (tăng 12,8% so cùng kỳ năm trước).
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đáng chú ý là doanh thu du lịch lữ hành tăng 109,4% và doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 25,8%.
Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước đạt 510,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.007,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 3,9%).
Nếu so với 4 tháng đầu năm 2019 – năm trước khi xảy ra dịch COVID-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2023 tăng 26,7%.
Như vậy, tốc độ tiêu dùng nội địa đã dần dần tăng trưởng trở lại. Dự báo, dịp lễ 30/4 và 1/5, khi cả nước có kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sẽ tiếp tục có xu hướng tăng cao. Đặc biệt là các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
Doanh thu du lịch lữ hành 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 9,1 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần cùng kỳ năm trước do các hoạt động văn hóa, du lịch những tháng đầu năm diễn ra sôi nổi tại nhiều địa phương trong khi cùng kỳ năm trước không tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Doanh thu 4 tháng đầu năm 2023 của một số địa phương so với cùng kỳ năm trước như sau: Đà Nẵng gấp 6,3 lần; Hải Phòng gấp 3,2 lần; Hà Nội gấp 3,0 lần; TP HCM tăng 84,5%; Bình Thuận tăng 75,2%; Khánh Hòa tăng 70%; Quảng Ninh tăng 28,6%; Cần Thơ tăng 15,7%; Lâm Đồng tăng 11%.
Xác định thị trường trong nước là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP cả nước, để phát triển thị trường trong nước trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa.
Tổ chức đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các Chương trình, đề án về phát triển thương mại trong nước; Đổi mới phương thức, lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước vào các chương trình kích cầu tiêu dùng, các sáng kiến kết nối cung cầu hàng hóa và thực hiện tốt các chương trình bình ổn thị trường.
Huyền My (t/h)Đại diện UOB cho biết, 70% tỷ lệ người khảo sát ở Việt Nam tin tưởng vào triển vọng kinh tế của đất nước, cao hơn 18 điểm phần trăm so với mức trung bình của khu vực.