4 trụ cột để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang
Nằm trong chương trình Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022 với chủ đề "Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui", chiều 15/7, tỉnh Hậu Giang đã diễn ra chuỗi hội thảo với các chủ đề "Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực Công nghiệp"; "Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực Nông nghiệp"; "Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực Đô thị"; "Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực Du lịch" và "Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin".
- Sau gần năm trời bị bỏ xa, VN-Index đã tiến sát VN30 khi dòng tiền đổi "khẩu vị" từ nhóm trụ cột sang cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ
- TP.HCM đề ra 3 trụ cột phục hồi kinh tế, tăng nguồn thu từ đất... để giải bài toán thiếu hụt ngân sách
- 4 trụ cột đầu tư của Warren Buffett, hiểu thật rõ và ứng dụng để làm giàu bền vững
Tập trung phát triển 5 nông sản chủ lực
Hậu Giang xác định 5 loại nông sản chủ lực: Lúa, chanh không hạt, mít, cá thát lát, lươn đồng; 4 loại nông sản đặc trưng, tiềm năng gắn với phát triển du lịch: Khóm (dứa), mãng cầu xiêm, mít ruột đỏ, cá dày và các nông sản có giá trị cao khác để tập trung đầu tư, kêu gọi đầu tư phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh và xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của địa phương.
Đến nay tỉnh Hậu Giang đang nhân rộng chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Toàn tỉnh đã công nhận 105 sản phẩm OCOP, gồm: 48 sản phẩm 4 sao; 57 sản phẩm 3 sao, có 2 sản phẩm thăng hạng từ 4 sao lên đủ điều kiện dự thi sản phẩm OCOP 5 sao của Trung ương.
Theo ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang có tổng diện tích 5.200 ha, trong đó khu vực trung tâm 415 ha và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 4.785 ha. Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi; đã thu hút được 4 nhà đầu tư thực hiện các dự án về sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản và phân vi sinh; đầu tư xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao với tổng quy mô 310 ha và tổng mức đầu tư 332 tỷ đồng.
Tại hội thảo các đại biểu đã nhấn mạnh, cần tiếp tục đổi mới tư duy đầu tư vào nông nghiệp; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào đầu tư kết cấu hạ tầng; xây dựng thể chế, cơ chế chính sách nhằm huy động và kết hợp các nguồn lực; quan tâm phát triển nguồn nhân lực, yếu tố quyết định sự phát triển…
Tiềm năng cho phát triển công nghiệp
Tại Hội thảo "Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực Công nghiệp", Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Huỳnh Thanh Phong cho biết, năm 2004, sau khi được chia tách từ tỉnh Cần Thơ, toàn tỉnh chỉ có 1 cụm công nghiệp được thành lập, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh theo giá hiện hành chỉ đạt 3.523 tỷ đồng, với sự đóng góp của gần 3.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, chủ yếu là các đơn vị cá thể. Trình độ công nghệ và thiết bị của các doanh nghiệp vẫn còn lạc hậu, không đồng bộ, năng lực sản xuất thấp, lực lượng lao động còn thiếu, kết cấu hạ tầng chưa được đồng bộ.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Hậu Giang đến nay toàn tỉnh có 235 doanh nghiệp và 4.967 cơ sở cá thể hoạt động sản xuất công nghiệp, tỉnh đã thành lập 2 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp, với tổng diện tích là 1.078 ha; lũy kế đến nay đã thu hút được 114 dự án, có 77 dự án đi vào hoạt động, tổng mức đầu tư của các dự án là 77.599 tỷ đồng và 3.802,5 triệu USD; tổng diện tích đất 2 khu và 8 cụm công nghiệp đã cho thuê là 600 ha, tỷ lệ đất được lấp đầy 77,3% tổng diện tích; giải quyết việc làm cho trên 35.000 lao động.
Các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp đã đóng góp gần 70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 41.785,06 tỷ đồng, tăng gần 12 lần so với năm 2004, chiếm hơn 81% cơ cấu khu vực II (công nghiệp, xây dựng) và gần 20% cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Nhằm tận dụng, nắm bắt những tiềm năng lợi thế, trong giai đoạn 2021 - 2025: Dự kiến phát triển 4 Khu công nghiệp với diện tích khoảng 784ha gồm: Khu công nghiệp Đông Phú: Diện tích khoảng 120ha. Khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 2: Diện tích khoảng 220ha. Khu công nghiệp Đông Phú - giai đoạn 2: Diện tích khoảng 234ha. Khu công nghiệp Tân Hòa, diện tích khoảng 210ha.
Giai đoạn 2026 - 2030: Hậu Giang dự kiến phát triển 4 Khu công nghiệp với diện tích khoảng 957ha gồm: Khu công nghiệp Tân Bình: Diện tích khoảng 210ha. Khu công nghiệp Nhơn Nghĩa A: Diện tích khoảng 252ha. Khu công nghiệp Long Thanh: Diện tích khoảng 290ha. Khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 3: Diện tích khoảng 205ha.
Nhiều giải pháp, sản phẩm công nghệ số hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện có 2.796 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, có 97% doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về công tác chuyển đổi số, 100% doanh nghiệp đã chuyển đổi số với những nghiệp vụ có liên quan như: thuế, hải quan. Đa phần các doanh nghiệp hiện nay chỉ chú trọng các yếu tố như: sản phẩm, thị trường, tài chính, chiến lược kinh doanh, chưa quan tâm đến việc đẩy mạnh công nghệ. Trong khi chuyển đổi số đối với doanh nghiệp có tầm quan trọng rất lớn góp phần giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường, giảm chi phí vận hành, thuận tiện hơn trong điều hành… Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp đến nay vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Tiến sĩ Lã Hoàng Trung, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cho biết, Hậu Giang hiện có rất nhiều cơ chế và chính sách dành cho doanh nghiệp CNTT. Trong đó, mục tiêu phát triển doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh để các doanh nghiệp công nghệ số có khả năng giải quyết bài toán về kinh tế - xã hội của tỉnh, cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân…
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Đức Long - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, chuyển đổi số bao bao gồm: xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Để thực hiện chuyển đổi số chúng ta cần làm tốt bài toán cung - cầu sản phẩm, dịch vụ về chuyển đổi số. Hội thảo Xúc tiến đầu tư và kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT lần này nhằm kết nối chính quyền và doanh nghiệp, kết nối giữa các hiệp hội với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế.
Hội thảo lần này sẽ góp phần giải quyết tốt bài toán về cung - cầu sản phẩm, dịch vụ CNTT. Ngoài ra, còn giúp tìm lời giải, cách làm hay về chuyển đổi số. Hậu Giang đang tập trung phát triển nông nghiệp, việc tổ chức hội thảo tại tỉnh cũng góp phần giúp địa phương tìm lời giải, giải quyết bài toán cung - cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua đây, để nông sản Hậu Giang không chỉ phục vụ doanh nghiệp, mà còn vươn tầm ra thế giới.
Phát triển đô thị là một trong 4 khâu đột phá chiến lược của tỉnh
Nằm tiếp giáp thành phố Cần Thơ, Hậu Giang có vị trí là trung tâm của vùng ĐBSCL, sở hữu những lợi thế vượt trội so với các địa phương khác trong vùng. Phát huy nguồn lực nội tại, những năm qua, tỉnh tập trung cho công tác quy hoạch phát triển lĩnh vực đô thị.
Đã có nhiều "ông lớn" trong ngành bất động sản chọn Hậu Giang làm điểm dừng chân, mở rộng kinh doanh như: Tập đoàn Vingroup, DIC, Cát Tường, Hồng Phát… Sự xuất hiện của các khu đô thị mới ở TP Vị Thanh, TP Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A đã làm diện mạo quê hương ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được nâng cao.
Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo; định hướng Chiến lược phát triển tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh xác định quan điểm phát triển trong lĩnh vực đô thị theo hướng: Xây dựng, phát triển hệ thống đô thị đảm bảo tính bền vững, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định hướng chiến lược phát triển đô thị và nhà ở quốc gia; đảm bảo tạo được dòng tiền dương để tái đầu tư phát triển.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Phan Vĩnh Lộc - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang cho biết, khi được chủ đầu tư yêu cầu, Sở sẽ hướng dẫn bằng văn bản; trực tiếp hướng dẫn chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn của chủ đầu tư thực hiện các thủ tục về cấp phép xây dựng để giảm thiểu tối đa thời gian cũng như chi phí. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định. Tăng cường thực hiện Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Sở cam kết hỗ trợ, tạo mọi điều kiện và đồng hành các nhà đầu tư trong lĩnh vực quy hoạch, phát triển đô thị. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án...
Theo Chương trình phát triển đô thị của tỉnh, dự kiến đến năm 2030, Hậu Giang sẽ có 19 đô thị. Trong đó, 1 thành phố đô thị loại II, 1 thành phố và 1 thị xã đô thị loại III, 4 đô thị loại IV và 12 đô thị loại V (11 thị trấn, 1 đô thị mới).
Để đạt mục tiêu nêu trên, nguồn lực đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đáp ứng tiêu chí từng loại đô thị là rất lớn. Trong khi đó, điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn nên việc huy động nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nhà ở và phát triển đô thị là rất cần thiết, nhằm tạo diện mạo mới cho đô thị, góp phần tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022, tỉnh sẽ kêu gọi đầu tư 31 dự án về lĩnh vực đô thị trọng điểm của tỉnh, với quy mô khoảng 799ha.
Đưa du lịch trở thành 1 trong 4 trụ cột quan trọng của tỉnh
Ông Nguyễn Văn Hòa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022 và Hội thảo "Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực Du lịch", sẽ là cơ hội để tỉnh nhà lắng nghe các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp đánh giá tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực du lịch của tỉnh; những thuận lợi, khó khăn khi đầu tư phát triển du lịch tại Hậu Giang; định hướng các giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch; giới thiệu, quảng bá về tiềm năng du lịch của tỉnh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước tham gia, tiếp cận 8 dự án trọng điểm về du lịch, tìm hiểu cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.
Qua đó, hy vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực du lịch để Hậu Giang có thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, chất lượng và có tính cạnh tranh cao, góp phần đưa du lịch tỉnh nhà phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng.
Hậu Giang nằm ở trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, có vị trí thuận lợi trong phát triển du lịch. Đặc biệt, tỉnh giáp ranh với thành phố Cần Thơ, một trong những đô thị lớn nhất và quan trọng nhất của vùng ĐBSCL, là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch, trong đó có thị trường khách quốc tế...
Tỉnh sở hữu 16 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh, thích hợp phát triển du lịch về nguồn, tìm hiểu lịch sử, một số khu di tích đang khai thác phục vụ khách du lịch.
Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây mới và nâng cấp, đặc biệt hạ tầng giao thông. Thời gian qua, Hậu Giang đầu tư 35 tỷ đồng cho tuyến đường vào Khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng; 10 tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp tuyến đường vào địa điểm Cây di sản Lộc Vừng; đường vào Đền thờ Bác Hồ (đoạn từ xã Xà Phiên đến Đền thờ) với tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng...
Ông Nguyễn Văn Hòa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết thêm, tỉnh tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư trong một số dự án đang triển khai; triển khai có hiệu quả chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án giao thông gắn kết với các điểm, dự án, quy hoạch du lịch; dự án Bến tàu du lịch Xà No. Đặc biệt, tiếp tục chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, với 4 nội dung: đầu tư xây dựng khách sạn; xây dựng nhà hàng kết hợp bán hàng đặc sản, quà tặng du lịch, quà lưu niệm Hậu Giang; xây dựng khu mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; phát triển du lịch cộng đồng.
Văn Dương - Hồng ÂnCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.