4 xu hướng của thị trường lao động giai đoạn cuối năm 2022

Đầu tư và Tiếp thị
07:34 AM 10/10/2022

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/10/2022, VN-Index giảm 38,61 điểm, xuống còn 1.035,91 điểm. Toàn sàn có 440 mã giảm, trong khi chỉ có 52 mã tăng và 31 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 9,04 điểm còn 226,09 điểm. Toàn sàn có 184 mã giảm, 32 mã tăng và 23 mã đứng giá.

UPCoM-Index giảm 2,43 điểm về 79,98 điểm. Toàn sàn có 282 mã giảm, 92 mã tăng và 65 mã đứng giá. Thanh khoản toàn thị trường đạt 18.561,4 tỷ đồng.

Khối ngoại trở lại mua ròng trên toàn thị trường với 251,42 tỷ đồng trên HOSE, 9,1 tỷ đồng trên HNX và 9,99 tỷ đồng trên UPCOM.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thị trường lao động cuối năm 2022 đang phục hồi rất nhanh. Lao động đã trở lại thị trường với quy mô khoảng 51,4 triệu người, số lượng tăng lên hàng ngày.

Thị trường lao động hồi phục rõ nét

Khảo sát các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam năm 2022 cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đều nhận định thị trường đang có dấu hiệu phục hồi trở lại rõ ràng hơn bao giờ hết. Theo đó, sự phục hồi có được nhờ vào các chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong phục hồi kinh tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sau 2 năm chịu tác động của dịch Covid-19.

photo-1665323702114

Ngoài các dấu hiệu phục hồi và khởi sắc qua các con số thống kê về công ăn việc làm của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vào quý II/2022 cũng cho thấy, số người gia nhập lực lượng lao động, thu nhập và đời sống của người lao động cũng đã được cải thiện hơn. Lực lượng lao động, số người có việc làm, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý II năm nay đều tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm 2021.

Nhu cầu tuyển dụng, tìm việc tăng cao

Bước vào quý cuối cùng của năm 2022, hàng loạt doanh nghiệp liên tiếp thông báo tuyển dụng hàng nghìn nhân sự cho nhiều vị trí làm việc.

Trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng thương mại đang đang tích cực tuyển dụng nhân sự. Tương tự, ngành sản xuất linh, phụ kiện cũng đang tuyển dụng nhiều lao động để bù đắp sự thiếu hụt.

Để tuyển dụng được nhân sự trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp chấp nhận thỏa thuận một số quyền lợi liên quan đến người lao động như lương, thưởng, thời gian làm việc...

Doanh nghiệp đang gặp khó

Xu hướng tăng nhu cầu tuyển dụng đang lan tỏa khắp thị trường lao động. 89% doanh nghiệp sẽ chủ động đẩy mạnh tuyển dụng, tuỳ theo quy mô và nhu cầu của các doanh nghiệp và 80% người lao động ở các cấp độ có nhu cầu chuyển việc và tìm kiếm một công việc mới trong những tháng cuối năm 2022.

Kết quả khảo sát cho biết, các doanh nghiệp có quy mô từ 300-1.000 lao động tăng tuyển dụng từ 50-60%, quy mô từ 101-300 lao động sẽ tăng tuyển dụng từ 10-40%, quy mô dưới 100 lao động cũng có nhu cầu tăng tuyển dụng cao hơn 50-60%. Nhiều doanh nghiệp cũng đang có nhiều chính sách tốt nhằm giữ chân lao động.

Theo các chuyên gia những ngành nghề liên quan đến thương mại - dịch vụ sẽ có xu hướng tuyển dụng lớn hơn. Tiếp đến là các ngành liên quan đến sản xuất, công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, dệt may, da giày, xây dựng...; một số nhóm ngành khác cũng được dự báo sẽ có xu hướng tuyển dụng lớn trong thời gian tới là nhóm ngành chăm sóc sức khỏe, giao nhận hàng và công nghiệp chế biến… Tùy theo bối cảnh thị trường, cung - cầu lao động, vị trí việc làm, cạnh tranh trong tuyển dụng và sự phát triển của doanh nghiệp, người lao động sẽ được mức lương, thưởng linh hoạt, hấp dẫn.

Thị trường lao động sôi động cuối năm

Lý giải nguyên nhân thị trường sôi động trong những tháng cuối năm, một chuyên gia phân tích, thời gian này các doanh nghiệp sẽ chú trọng nhiều hơn vào việc hoàn thiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoàn thiện các đơn hàng... muốn kịp tiến độ buộc các doanh nghiệp phải tìm thêm nhân lực để tăng năng suất lao động. Ngoài ra, những dịp lễ lớn như Noel, Tết dương lịch, Tết Nguyên đán... cũng đòi hỏi doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, thường vào cuối năm, nhu cầu đổi việc của lao động cũng cao hơn, để bù đắp lượng thiếu hụt lao động, các doanh nghiệp cũng buộc phải tăng tuyển dụng lao động trong thời điểm này để phục vụ kế hoạch mở rộng, sản xuất, kinh doanh cuối năm.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp phản ánh, việc tuyển dụng lao động cũng khá khó khăn. Các doanh nghiệp nằm càng xa thành phố, trung tâm kinh tế lớn thì càng khó tuyển lao động vì không thuận tiện trong sinh hoạt, đi lại cho người lao động. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu hơn sẽ thua thiệt hơn trong quá trình cạnh tranh thu hút nguồn lao động; các doanh nghiệp buộc tìm đến nhiều "kênh" tuyển dụng khác nhau nhưng hiệu quả cũng không cao.

Để thu hút tuyển dụng được nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách hấp dẫn hơn về tiền lương, thu nhập, các chế độ khác đối với lao động… Bên cạnh đó, về lâu dài, nên chủ động làm việc với các trường đại học, đặt hàng nguồn nhân lực mình mong muốn. Doanh nghiệp cũng phải có những chương trình đào tạo riêng theo nhu cầu thực tế của mình.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, còn phải lưu ý đến hiệu quả truyền thông trong tuyển dụng. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP. Hồ Chí Minh đề xuất, các cơ quan hữu quan cần có sự chia sẻ nguồn dữ liệu về cung - cầu lao động để trung tâm kịp thời tư vấn, hỗ trợ kết nối lao động với người tuyển dụng.

4 xu hướng của thị trường lao động

Nhận định về xu hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam trong ba năm tới, các doanh nghiệp cho rằng sẽ nổi lên 4 xu hướng, bao gồm: Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ; chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm; lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế; xu hướng lao động "phi chính thức" gia tăng.

Bên cạnh đó, khảo sát xu hướng chọn nghề nghiệp sau đại dịch của người lao động cho thấy nhóm ngành sử dụng công nghệ như: Fintech, bán hàng tiếp thị số, công nghệ thông tin và bảo mật, y tế và chăm sóc sức khỏe… chiếm tỷ trọng cao. Động thái trên cũng bắt nguồn từ sự dịch chuyển sang thời kỳ chuyển đổi số của Việt Nam và sẽ trở thành xu thế chủ đạo trong thời đại số hóa hiện nay.

Đại dịch Covid-19 đã định hình lại các xu hướng lực lượng lao động hiện có và xúc tác cho những xu hướng mới. Nhìn chung thị trường lao động việc làm Việt Nam đã có sự khởi sắc nhất định và nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực trong thời gian qua. Trong đó, việc tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế, chú trọng hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động vẫn tiếp tục là những giải pháp cần được ưu tiên để tiến tới một thị trường lao động ổn định trong thời kỳ bình thường tiếp theo.

Nhanh tay năm bắt chuỗi cung ứng nguồn lao động, các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có PGT Holdings (HNX: PGT) là các tên tiêu biếu. PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Đặc biệt hiện tại PGT Holdings đang sở hữu ' Tài sản vàng'_đó chính là công ty Vĩnh Đại Phát đầy tiềm năng

Vĩnh Đại Phát được biết đến là công ty con của PGT Holdings vào năm 2016 với lĩnh vực kinh doanh chính là cung ứng nguồn lao động chất lượng cao trong nước. Với kinh nghiệm thực tế trong việc cung cấp dịch vụ phái cử và cho thuê lao động, cung cấp các nghiệp vụ văn phòng như nhân sự, kế toán và phiên dịch cho các công ty trong Tập đoàn PGT Holdings, và các nghiệp vụ kinh doanh. Tận dụng những kinh nghiệm đó, Vĩnh Đại Phát hi vọng phát triển một công ty địa phương Việt Nam với tư cách là đối tác nguồn nhân lực tại Việt Nam cho những doanh nhân của doanh nghiệp Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.

Trong tháng 1/2022, PGT Holdings cũng vừa công bố tới các nhà đầu tư thông tin tăng vốn cho công ty con Vĩnh Đại Phát. Cụ thể, ngày 5/1/2022 PGT đã thực hiện tăng vốn điều lệ cho công ty con Vĩnh Đại Phát lên đến trên mức tiêu chuẩn niêm yết mà sàn HNX yêu cầu là 30,000,000,000 VND. PGT Holdings tin rằng năm 2022, sẽ từng bước thực hiện được kế hoạch chuẩn bị cho việc Vĩnh Đại Phát bắt đầu niêm yết lên sàn.

Đặc biệt, trọng hệ sinh thái của PGT Holdings, CTCP PGT JAPAN (Có trụ sở chính tại Okinawa, kinh doanh trong lĩnh vực hỗ trợ M&A, nhân sự, thương mại, v.v. ) với tư cách là cầu nối phía Nhật Bản của PGT HOLDINGS.

Đóng góp vào việc xây dựng một xã hội tương trợ lẫn nhau cho cả Việt Nam và Nhật Bản bằng cách tiến hành giảng dạy tiếng Nhật và đào tạo kỹ năng cho những người trẻ Việt Nam tràn đầy nhiệt huyết thông qua việc hợp tác, liên kết với các tổ chức giáo dục như các trường đại học và trung học tại Việt Nam và với Ủy ban Nhân dân và Bộ Lao động.

Cụ thể, cuối tháng 2/2022 vừa qua, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Đặc biệt chủ đề nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong buổi trao đổi trực tiếp.

photo-1665323705091

Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.

Khép lại phiên gioa dịch ngày 7/10/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ.

Giá trị nội tại của doanh nghiệp.

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. 

 Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. 

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Do đó, thông qua "Chuỗi giá trị" từ doanh nghiệp, PGT Holdings là một gợi ý vô cùng tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân trong dài hạn để sinh lời. Với những tầm nhìn chiến lược cùng những bước đi đầy vững chắc và kinh nghiệm hoạt động trong đa lĩnh vực trên toàn cầu, PGT sẽ giúp các nhà đầu tư/ doanh nghiệp Việt Nam mở ra những cơ hội mới tối ưu chi phí và khách hàng tiềm năng.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.