5 biểu đồ cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ đi về đâu trong năm 2021
"Sự phát triển Vaccine chống dịch Covid-19 là một bước tiến nhưng nó sẽ không có hiệu quả diện rộng với nền kinh tế cho đến tận năm 2022", báo cáo của Citi Group nêu rõ.
Tờ CNBC nhận định đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu chìm vào cuộc khủng hoảng tồi tệ chưa từng thấy và vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho sự phục hồi. Mặc dù Vaccine đã được phát triển nhưng các chuyên gia cho rằng sự chậm phân phối đến tay những người nghèo và các nước thu nhập thấp sẽ khiến tiến trình hồi phục không nhanh như mong đợi.
Thậm chí tại những nền kinh tế phát triển như châu Âu, làn sóng đại dịch lần thứ 2-3 xảy ra càng khiến quá trình hồi phục trở nên khó khăn hơn cho năm 2021.
"Sự phát triển Vaccine chống dịch Covid-19 là một bước tiến nhưng nó sẽ không có hiệu quả diện rộng với nền kinh tế cho đến tận năm 2022", báo cáo của Citi Group nêu rõ.
Hoạt động kinh tế trì trệ
Việc dịch Covid-19 bùng nổ buộc nhiều thị trường phải đóng cửa cách ly, qua đó gián đoạn hoạt động kinh tế toàn cầu năm 2020. Như một hệ quả tất yếu, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nền kinh tế chủ chốt tụt dốc mạnh trong năm vừa qua.
Dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy nền kinh tế toàn cầu năm 2020 có thể suy giảm 4,4% trước khi bật tăng 5,2% vào năm 2021. Tổ chức IMF cho rằng nền kinh tế thế giới có thể sẽ bắt đầu hồi phục từ tháng 10/2021 nhưng mọi chuyện có thể không đi đúng hướng nếu đại dịch diễn biến phức tạp hơn.
Cấm đi lại
Một trong những điểm khiến nhiều người lưu ý là việc cấm đi lại và đóng cửa biên giới vẫn sẽ tồn tại khi đại dịch chưa được chấm dứt.
Tính đến ngày 1/11/202, hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã thực hiện cách ly, qua đó ảnh hưởng nặng đến thương mại, du lịch, kinh tế.
Thất nghiệp
Một trong những hậu quả trực tiếp của khủng hoảng kinh tế do đại dịch là thất nghiệp. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tác động của đại dịch lên thị trường lao động tại nhiều nước còn nặng nền gấp 10 lần so với thời kỳ khủng hoảng 2008.
Tổ chức OECD cho biết những lao động trình độ thấp là lực lượng chính duy trì các dịch vụ thiết yếu trong đợt cách ly và họ là những người dễ bị nhiễm bệnh nhất. Trớ trêu thay đây lại là đối tượng dễ tổn thương nhất trong nền kinh tế khi bị mất nguồn thu.
Nợ công tăng mạnh
Chính phủ nhiều nước đã phải tăng cường chi tiêu công để hỗ trợ người lao động. Số liệu của IMF cho thấy chính phủ trên toàn cầu đã chi tới 12 nghìn tỷ USD cứu trợ nền kinh tế trong mùa dịch.
Với lượng tiền lớn đổ vào thị trường như vậy, tỷ lệ nợ công cũng tăng lên mức cao chưa từng có. Dẫu vậy các chuyên gia cũng khuyến nghị chính phủ không nên ngừng cứu trợ bởi đây là điều cần thiết trong mùa dịch.
Tổ chức IMF cho biết với tình hình nhiều người thất nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ phá sản và khoảng 80-90% số người trên toàn cầu rơi vào cảnh đói nghèo trong năm 2020 thì việc duy trì cứu trợ là trách nhiệm không thể từ bỏ của chính phủ. Đồng thời, việc cứu trợ này không thể dừng quá sớm khi người dân vẫn chưa vực dậy lại được từ khủng hoảng.
Lãi suất giảm mạnh
Nhằm thúc đẩy kinh tế mùa dịch, các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ buộc phải hạ lãi suất để giúp chính phủ dễ dàng gia tăng nợ công.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sau khoảng thời gian tăng lãi suất đã buộc phải hạ xuống mức gần 0% một lần nữa, đồng thời cam kết sẽ không nâng trở lại cho đến khi tỷ lệ lạm phát vượt mức mục tiêu 2%.
Tương tự, ngân hàng trung ương của nhiều nền kinh tế phát triển như Châu Âu (ECB) cũng gia tăng bơm tiền kích thích thị trường. Nhiều nước mới phát triển cũng đi theo lộ trình này nhằm cứu trợ người dân cũng như thúc đẩy nền kinh tế vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch.
Nguồn: CNBC
Băng TâmLoạt hoạt động quảng bá du lịch đêm Hà Nội với chủ đề “Đêm Trúc Bạch” tổ chức cuối tuần này sẽ giúp khách du lịch được tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, đưa du khách “trở về” thời bao cấp, một giai đoạn lịch sử đặc biệt của Việt Nam.