5 sai lầm nhà đầu tư chứng khoán lâu năm cũng mắc phải!

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 05/11/2021

Sai lầm trong đầu tư chứng khoán là điều không mong muốn, nhưng đôi khi cũng không thể tránh khỏi, kể cả khi bạn là nhà đầu tư lâu năm, có kinh nghiệm thực chiến thì vẫn có khả năng mắc phải các trường hợp sau:

photo-1636038844179

1. "Yêu thích" một cổ phiếu:

Kể cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm cũng thường đặc biệt yêu thích một cổ phiếu hay một công ty nào đó vì những lý do cá nhân. Có thể là do hâm mộ lãnh đạo công ty, yêu thích sản phẩm của công ty đó. Điển hình như diễn biến cuối tháng 9, với cú ngã ngựa của cổ phiếu nhóm "Louis". Rất nhiều nhà đầu tư rót vốn chỉ vì yêu thích nhóm "Louis", nhưng thực tế các nhà đầu tư chưa nắm rõ tình hình kinh doanh. Khi cổ phiếu chạm sàn liên tục tại các phiên giao dịch khiến nhà đầu tư như ngồi trên chảo lửa.

"Vấn đề là một khi dành tình yêu cho một cổ phiếu nào đó, việc bán nó đi trở nên vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, việc yêu thích cổ phiếu đó không đồng nghĩa với việc công ty kinh doanh có lợi nhuận, tỉnh táo lựa chọn chính là một hướng đi đầu tư thông minh".

Để tránh gặp rủi ro khi đầu tư cổ phiếu vì những lý do khách quan, chúng tôi khuyên nhà đầu tư thực hiện một số nguyên tắc nhất định với danh mục đầu tư của mình.

2. Không có kế hoạch và phần mềm hỗ trợ phân tích cổ phiếu:

Một quy tắc phổ biến trong đầu tư là "Lập kế hoạch giao dịch và giao dịch theo kế hoạch". Nói cách khác, trước khi mua vào một cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư nên đưa ra các lý do mua cổ phiếu đó, mục tiêu lợi nhuận và sẵn sàng lỗ bao nhiêu.

Bên cạnh việc lập kế hoạch, nhà đầu tư cần có phần mềm chơi chứng khoán giúp hỗ trợ phân tích và tìm ra được những điểm mua/bán cổ phiếu chính xác hơn. Bởi kể cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm đôi khi cũng giao dịch theo cảm tính mà không tuân thủ kế hoạch hoặc sử dụng các công cụ phân tích thì cũng gặp phải thua lỗ như thường.

3. Không mua trung bình giá cổ phiếu:

Mua trung bình giá cổ phiếu là chiến thuật bằng cách chia đều số tiền đầu tư theo thời gian, nhà đầu tư sẽ tránh việc mua phải một cổ phiếu khi giá nó đang cao. Đây là một chiến thuật đầu tư đơn giản, hữu ích, với chi phí đầu tư thấp và làm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ có vốn đầu tư hạn chế. Theo kết quả của phương pháp này, nhà đầu tư cuối cùng đã mua thêm cổ phiếu khi giá thấp.

Hiểu đơn giản, với cùng một số tiền đầu tư, khi giá giảm, nhà đầu tư sẽ mua được số lượng cổ phiếu nhiều hơn. Ngược lại, khi giá tăng, số lượng cổ phiếu mua được ít hơn.

4. Không lựa chọn những cổ phiếu trung, dài hạn và có tính thanh khoản cao:

Cổ phiếu của công ty PGT Holdings ( Mã chứng khoán HNX: PGT) là một lựa chọn ưu tú về trung và dài hạn cho các nhà đầu tư.

Hiện tại giá cổ phiếu của PGT đang nằm ở mức trung bình 11.400 – 12.000 VND. Tuy trong phiên ngày 4.11.2021 có giảm nhẹ xuống 10.800 VND, nhưng cũng không hưởng quá lớn.

photo-1636038845966

Cổ phiếu PGT trong phiên giao dịch 04.11.2021 ( Giá hiện tại 10.800 VNĐ)

Kumo Cloud - Đòn bẩy cho xu hướng tăng trưởng cổ phiểu PGT

photo-1636038846682

Biểu đồ phân tích

Theo phân tích của các chuyên gia chứng khoán Kumo Cloud đang thể hiện tốt vai trò hỗ trợ cho PGT. Đà giảm mạnh trước đó đã ngay lập tức chững lại khi giá cổ phiếu rơi về vùng này.

Theo lý thuyết Ichimoku, giá cổ phiếu sẽ có thể tăng trưởng trở lại sau khi test thành công Kumo Cloud. Chính vì vậy, người viết kỳ vọng trạng thái điều chỉnh của PGT đã kết thúc tại vùng hỗ trợ này và vùng đỉnh tháng 09/2021 sẽ là mục tiêu gần nhất. Hiện tại, Kumo Cloud đang ở trạng thái bullish nên tình hình vẫn đang khả quan. Dự đoán khả quan cổ phiếu PGT có thể bứt tốc 20.000 – 21.000 VNĐ/cổ phiếu.

Về tình hình kinh doanh 30/09/2021, tổng tài sản của PGT ghi nhận hơn 57 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 6.9 tỷ đồng, gấp đôi con số đầu năm với toàn bộ đến từ chứng khoán kinh doanh. Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 38%, xuống còn 21.6 tỷ đồng.

Do đó PGT là cổ phiếu vô cùng tiềm năng với các nhà đầu tư.

5. Danh mục đầu tư không đa dạng:

Có không ít tình huống khiến danh mục của nhà đầu tư kém đa dạng. Ví dụ, những nhân viên nắm giữ cổ phiếu của công ty mình đang làm việc thường chịu rủi ro khi chỉ nắm giữ một cổ phiếu duy nhất.

Nhà đầu tư nên xây dựng một danh mục đủ đa dạng để không một khoản đầu tư nào có thể khiến họ rơi vào khủng hoảng khi nó giảm giá mạnh. "Điều này cực kỳ quan trọng. Kể cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm cũng không thể xem thường việc đa dạng hóa danh mục".

Các nhà đầu tư nên có những chiến lược hợp lý, để tránh những sai lầm khi đầu tư.

PV
Ý kiến của bạn
Việt Nam là sự lựa chọn “chiến lược” của đa số các doanh nghiệp Nhật Bản Việt Nam là sự lựa chọn “chiến lược” của đa số các doanh nghiệp Nhật Bản

Với vị trí địa lý thuận lợi, sức phát triển cùng các chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc và nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành những lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.