5 tháng, Việt Nam xuất khẩu hơn 19 triệu tấn xi măng

Đầu tư và Tiếp thị
10:01 AM 02/06/2021

Từ đầu năm đến nay, cả nước tiêu thụ 45,83 triệu tấn xi măng, trong đó riêng xuất khẩu đã chiếm tới 19,26 triệu tấn, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm 2020. Với số lượng xuất khẩu xi măng tương đối lớn như vậy có thể giải tỏa năng lực sản xuất trong nước.

Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), chỉ tính riêng trong tháng 5/2021, ước tiêu thụ xi măng đạt khoảng 10,79 triệu tấn, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 6,49 triệu tấn, xuất khẩu ước đạt khoảng 4,3 triệu tấn.

Về giá cả, tháng 5 giá bán xi măng trong nước vẫn tương đương so với tháng 4/2021, riêng giá xuất khẩu tăng nhẹ.  Tính chung từ đầu năm đến nay, ước tiêu thụ khoảng 45,83 triệu tấn xi măng, tăng khoảng 16% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt khoảng 26,57 triệu tấn, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ.  

Đáng chú ý, xuất khẩu xi măng, clinker đạt con số khá ấn tượng khoảng 19,26 triệu tấn và tăng tới 50% so với cùng kỳ năm 2020, riêng Tổng Công ty xi măng Việt Nam (Vicem) xuất khẩu khoảng 8,87 triệu tấn. Tồn kho cả nước trong 5 tháng còn khoảng 2,8 triệu tấn, chủ yếu là clanhke tương đương từ 10-15 ngày sản xuất.  

5 tháng, Việt Nam xuất khẩu hơn 19 triệu tấn xi măng - Ảnh 1.

5 tháng, Việt Nam xuất khẩu hơn 19 triệu tấn xi măng

Ngay từ cuối năm 2020, các chuyên gia quốc tế đã có những dự báo khá lạc quan về tình hình xuất khẩu xi măng. Theo đó, sản lượng xuất khẩu xi măng, clinker được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong quý I/2021. Những dự báo này đã phản ánh đúng tình hình thực tế xuất khẩu xi măng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.  

Lý giải về sản lượng xuất khẩu xi măng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, trao đổi với báo chí PGS.TS. Lương Đức Long, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội xi măng Việt Nam cho biết, hiện nay chúng ta đã mở rộng được thị trường xuất khẩu xi măng tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc xuất khẩu xi măng sang các thị trường này còn chưa bền vững bởi các nước này cũng đang tập trung phát triển ngành công nghiệp xi măng trong nước và sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ xi măng nội địa. 

Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu xi măng trong thời gian tới, một số chuyên gia kinh tế nhìn nhận, xuất khẩu xi măng cần phải tính toán đến các yếu tố như: Chi phí đầu vào với giá xuất khẩu xi măng phản ánh đầy đủ tất cả thiệt hại cũng như giá trị xuất khẩu, kể cả khai thác tài nguyên cũng như chi phí để bảo vệ môi trường hay chưa? Những vấn đề đó, phải đánh giá một cách kỹ lưỡng hơn nữa giữa các bộ ngành và cơ quan quản lý. Nếu muốn định hướng cho xuất khẩu thì bắt buộc cần tính đến việc điều chỉnh quy hoạch ngành nhằm đảm bảo cơ sở về pháp lý cho việc thực hiện.

Hơn nữa, hiệu quả của xuất khẩu xi măng cần tính đến nguyên tắc thị trường, tức là đầu vào của các nguyên nhiên liệu cho ngành công nghiệp đó, chứ không thể tiếp tục trợ giá dưới bất kỳ hình thức nào, do vậy buộc các doanh nghiệp phải tính đúng, tính đủ để từ đó có hướng sản xuất, cải tiến công nghệ cũng như thay đổi kỹ năng quản trị kể cả trong hoạt động thị trường, xuất khẩu nhằm đảm bảo chi phí và nâng cao hiệu quả trong tiêu thụ và xuất khẩu xi măng.

Huyền My (T/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.