5 xu hướng Digital Marketing năm 2022
Bối cảnh công nghệ liên tục thay đổi và phát triển, đặc biệt kể từ sự bùng phát của đại dịch vào năm 2019. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp và các chuyên gia Marketing cần phải bắt kịp với những thay đổi để duy trì thành công. Marketing đang chuyển dần khỏi các chiến thuật bán hàng lối mòn và chuyển sang áp dụng các xu hướng mới, đem lại trải nghiệm phong phú cho khách hàng. Dưới đây là 5 xu hướng Digital Marketing được dự đoán sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
- Giải mã Duolingo - Đế chế học ngoại ngữ online tỷ đô: Không bỏ xu nào làm marketing, vẫn kiếm 250 triệu USD trong năm 2021
- Học viện Tài Chính tổ chức chương trình định hướng nghề nghiệp cho SV K59 về chuyên ngành Marketing
- Founder thịt thực vật Vmeat: Chúng tôi “educate” thị trường bằng digital marketing và… các Shark
1. Influencer marketing
Chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe qua từ 'influencer', và trong khi có rất nhiều người thích chế giễu công việc của họ, thì chúng ta nên chú ý đến những người này nhiều hơn vì sự hiệu quả trong doanh thu và sự tăng trưởng mạnh trong hoạt động marketing.
Hiện nay, các ứng dụng mạng xã hội như Instagram và TikTok ngày càng phát triển không ngừng. Các công việc kinh doanh cũng sử dụng các dịch vụ của những influencer để giới thiệu sản phẩm của họ tới những khách hàng trung thành. Họ sử dụng những video giải trí, những bức ảnh sinh động để thu hút sự chú ý, đồng thời triển khai hoạt động bán và quảng bá sản phẩm.
Điều quan trọng là, influencers không nhất thiết phải là người nổi tiếng. Đối với những hoạt động kinh doanh nhỏ, các influencer nhỏ (sở hữu khoảng 1000-100.000 người theo dõi) cũng có thể là một công cụ hữu ích. Phần lớn, những influencer này hiểu rõ về thế mạnh của mình, bí mật thành công của họ là trở nên thân thiết với người theo dõi. Họ duy trì mức độ tương tác cao với người theo dõi qua bình luận, những tin nhắn trực tiếp, những story như "ask me anything" và những bài đăng về cuộc sống thường ngày. Đây đều là những bài viết mà người nổi tiếng ngại chia sẻ, còn influencer thì không, họ tạo ra một cộng đồng thân thiết gắn bó dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Influencer Marketing có thể giúp cho công việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đây là một công cụ mà không chỉ sẽ phát triển, mà còn trở thành trào lưu cho tất cả các hoạt động kinh doanh. Infuencer với lượng người theo dõi nhỏ nhưng lại tạo ra được khoản lợi nhuận lớn đã chứng minh được năng lực của họ. Bạn có thể kết hợp với các bên khác hoặc tự xây dựng phát triển thương hiệu của riêng mình để quảng bá hoạt động kinh doanh.
2. Nội dung phân đoạn (Segmented Content)
Như chúng ta đã biết, cá nhân hóa nội dung đang dẫn đầu xu hướng trong năm 2022. Khách hàng không chỉ muốn những thông tin chung chung nữa, họ muốn biết chính xác và nhanh nhất có thể: sản phẩm của bạn ảnh hưởng tới họ như thế nào và những sản phẩm đó có thể giúp giải quyết vấn đề của họ ra sao.
Từ đó ta có khái niệm "Nội dung phân đoạn". Bằng cách chia các nội dung trên website, ta cho khách hàng quyền được tự quyết định và chọn nội dung phù hợp nhất với họ. Ví dụ, một trang website của công ty bán hoa có thể có danh sách phân loại hàng bán lẻ hay bán buôn, hoặc phân loại theo từng dịp cụ thể như đám cưới hay đám ma. Và việc phân loại này không chỉ giúp người tiêu dùng nhanh chóng, dễ dàng tìm được thông tin mình cần, mà còn khiến họ tự quyết đinh được họ cần gì, hợp với cái gì và từ đó cảm thấy sản phẩm trở nên cần thiết hơn.
Điều này không chỉ là khách hàng cảm nhận họ được kết nối với doanh nghiệp nhiều hơn mà họ còn có thể tìm được những đối tượng, thông tin phù hợp nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Nếu khách hàng không thể tìm thấy thông tin họ cần, họ sẽ chuyển sang đối thủ cạnh tranh của bạn gần như ngay lập tức.
Điều này cũng áp dụng cho các hình thức marketing như email và bản tin. Tiếp tục sử dụng ví dụ về người bán hoa, doanh nghiệp này có thể cho phép người đăng ký chọn không tham gia các chương trình marketing liên quan đến những ngày lễ có khả năng nhạy cảm, chẳng hạn như Ngày của Mẹ hoặc Ngày của Cha. Bằng cách này, doanh nghiệp thể hiện sự thấu hiểu và cảm thông, đồng thời tạo niềm tin sâu sắc hơn với khách hàng của họ.
3. Duy trì khách hàng và các mối quan hệ (Customer Retention & Relationships)
Việc giữ chân khách hàng trung thành so với khách hàng mới có lợi hơn nhiều và mang tính ổn định lâu dài cho doanh nghiệp. Hơn nữa trải nghiệm người dùng sẽ phản ánh vào đúng trọng tâm trong chiến dịch giữ chân khách hàng thân thiết.
Phần lớn chúng ta – trên cương vị là những khách hàng luôn muốn cảm nhận một sự đặc biệt nào đó khi trải nghiệm bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào. Khi khách hàng đã có một trải nghiệm về dịch vụ tuyệt vời, có thể họ sẽ kể lại, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đó cho bạn bè và gia đình, vô hình chung họ đã trở thành một khách hàng trung thành với doanh nghiệp. Ưu đãi dành tặng khách hàng trung thành có thể là chương trình hội viên với những lợi ích đi kèm có giá trị, vừa khiến khách hàng của bạn hài lòng hơn vừa cảm thấy bản thân như một thành viên của doanh nghiệp.
Điều này đi đôi với việc xây dựng sự thấu hiểu và tin tưởng. Là một khách hàng vẫn đang gắn bó cùng thương hiệu, bạn có cảm thấy cay đắng khi thường thấy quảng cáo "chỉ dành cho khách hàng mới" của họ không? Doanh nghiệp có thể kiếm được một vài khách hàng mới từ đó, nhưng những khách hàng cũ sẽ rời bỏ họ.
Xây dựng ý thức cộng đồng thông qua các nhóm truyền thông xã hội và tương tác trực tuyến là cách gia tăng giá trị và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Doanh nghiệp của bạn cũng có thể đưa mã giảm giá độc quyền hoặc bán hàng thông qua các nhóm này.
4. Thu thập dữ liệu minh bạch (Transparent Data Collection)
Khi việc sử dụng Internet của chúng ta ngày càng phát triển, những lo ngại về quyền riêng tư cũng bắt đầu xuất hiện. Dữ liệu của bên thứ ba hoặc cookie được coi như một cách hiệu quả để các doanh nghiệp theo dõi việc sử dụng web của khách hàng và sử dụng dữ liệu này để thực hiện quảng cáo đến những khách hàng tiềm năng.
Song hiện tại cả Google và Apple đều công bố những thay đổi để bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu của người dùng tốt hơn. Mặc dù những thay đổi này rất tốt cho người dùng, nhưng các chuyên gia Marketing lại lo lắng vì điều này sẽ đem đến những thay đổi lớn trong cách thức tiếp cận khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp. Các công ty sẽ phải cân nhắc lại về phương pháp, trở nên thông minh và sáng tạo hơn trong việc phát triển các chiến lược sắp tới của mình để sẵn sàng trước những thay đổi này.
5. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimisation)
Cuối cùng, chúng ta đi đến xu hướng quan trọng nhất, là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO). Tất cả SEO, mạng xã hội và nội dung được cá nhân hóa trên thế giới sẽ chẳng có ích lợi gì nếu trang web của bạn không được tối ưu hóa chuyển đổi. Chuyển đổi là yếu tố mấu chốt ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, vì vậy việc phân tích dữ liệu để tìm ra cách cải thiện CRO là hết sức quan trọng.
Thử nghiệm A/B sẽ là một trong những cách hiệu quả nhất để xác định cách bạn có thể cải thiện CRO của mình. 'A' là quyền kiểm soát - trang chủ hoặc trang mua hàng hiện tại của bạn. 'B' là cùng một trang, với các biến như phông chữ, màu sắc, lời gọi hành động hoặc hình nền được thay đổi, để xem điều này ảnh hưởng như thế nào đến CRO của bạn. Bạn có thể tìm thấy một cái nhìn mới mẻ về thiết kế trang web và việc thuê một nhà phát triển web chuyên nghiệp có thể tạo ra những thay đổi lớn.
Bằng cách thực hiện thử nghiệm này và sử dụng dữ liệu thực tế để kiểm tra CRO của trang web, bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp của mình cơ hội thành công tốt nhất trong một thị trường trực tuyến ngày càng bão hòa.
Nguyễn Thị Phương Anh, Ngô Minh Quỳnh Anh, Đinh Thị Ngọc Lan, Đào Thị Hồng Nhẫn, Dương Thùy Dung
Chuyên ngành Marketing- Học viện Tài chính
Nhóm tác giảCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.