5 xu hướng thương mại điện tử hứa hẹn trong năm 2024
Xu hướng thương mại điện tử đang ngày càng chiếm ưu thế trong bối cảnh kinh doanh hiện đại. Với quy mô dự kiến đạt 52 tỷ USD vào năm 2025, thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua những thay đổi và cơ hội lớn. Để đón đầu kinh doanh, các doanh nghiệp cần nắm bắt và áp dụng các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực này.
5 xu hướng thương mại điện tử hứa hẹn trong năm 2024
1. Tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh
Đây là một xu hướng được dự đoán sẽ bùng nổ trong năm 2024. Tìm kiếm bằng hình ảnh đặc biệt hữu ích đối với những khách hàng có sẵn hình ảnh về sản phẩm. Họ có thể chụp hoặc tải lên một bức ảnh của sản phẩm, trợ lý ảo của doanh nghiệp hoặc máy tìm kiếm sẽ cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm đó. Ở Việt Nam, bạn có thể sử dụng tính năng này trên các sàn thương mạ điện tử, hay trên trang web thương mại điện tử (TMĐT).
Theo trang Adroit Market Research, dự báo công nghệ tìm kiếm bằng hình ảnh sẽ có tốc độ tăng trưởng CAGR là 17,5%, giá trị đạt hơn 32 triệu USD vào năm 2028.
Đối với tính năng tìm kiếm bằng giọng nói, nhờ sự hoàn thiện dần của các trợ lý ảo như Siri, Google Assistant và Alexa mà việc tìm kiếm bằng giọng nói sẽ trở nên phổ biến hơn. Thống kê của Hubspot cho thấy khoảng 40% người dùng Internet ở Mỹ sử dụng tính năng này qua các thiết bị thông minh như smartphone, máy tính cá nhân. Vì thế các doanh nghiệp hay các sàn TMĐT có thể tăng cường tích hợp tính năng tìm kiếm bằng giọng nói để cải thiện trải nghiệm mua sắm của người dùng.
2. Shoppertainment
Đây là hình thức mua sắm kết hợp với yếu tố giải trí để tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị và độc đáo. Đặc điểm của Shoppertainment là ảnh hưởng của cảm xúc và tâm lý bốc đồng trong các quyết định mua hàng.
Theo số liệu của TikTok, Shoppertainment đã đem lại các hiệu ứng:
Ở Đông Nam Á, 82% người tiêu dùng mua hàng từ các công ty mà họ ít khi sử dụng.
55% người tiêu dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch.
Sau khi xem video trên TikTok, dự báo 89% người tiêu dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch.
Một nửa số người dùng TikTok thú nhận đã tìm thấy thương hiệu hoặc sản phẩm mới khi sử dụng ứng dụng.
Shoppertainment có các xu hướng liên quan như Livestream shopping (người tiêu dùng có thể tương tác với người bán trực tiếp qua livestream); Thương mại mạng xã hội (mua sắm qua nền tảng mạng xã hội, được thống kê là có quyết định mua sắm cao gấp 1,3 lần so với các hình thức mua sắm trực tuyến khác); Kết hợp trò chơi với mua sắm.
3. Mua hàng từ nước ngoài
Trước đây, người tiêu dùng thường mua sắm trên các trang thương mại điện tử với đa phần là tập hợp các nhà cung cấp trong nước. Nhưng dần dần các nhà cung cấp nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên các kênh thương mại trong tết. Không chỉ vậy, người tiêu dùng Việt Nam trực tiếp truy cập vào các website nước ngoài để mua sắm.
Theo thống kê , số lượng người tiêu dùng Việt Nam mua hàng qua các website nước ngoài đã tăng từ 36% trong năm 2020 lên 43% vào năm 2021; Tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm hàng hóa trực tiếp từ các website nước ngoài cũng tăng mạnh từ 49% trong năm 2020 lên 56% vào năm 2021; Tỷ lệ người tiêu dùng mua hàng của người bán nước ngoài trên sàn TMĐT Việt Nam cũng tăng từ 41% (2020) lên 57% (2021).
Một ví dụ, 1 ứng dụng an toàn và thân thiện với khách du lịch đến với đất nước Nhật Bản đó là "Tax Free Online.jp". "Tax Free Online.jp" _dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Trong khuôn khổ hợp tác của Công ty Cổ Phần PGT Holdings và Công ty Cổ Phần IENT
Link FB: https://www.facebook.com/muahangnhatbanmienthuepgtientvietnam
Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kỳ nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiêng vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.
Bên cạnh đó khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật. Đặc biệt, bạn cũng có thể mua các sản phẩm địa phương từ những khu vực mà bạn chưa đến.
Link mua sắm: https://www.taxfreeonlinejp.vn
4. Cá nhân hóa
Trong năm 2024, các doanh nghiệp phải tìm cách mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm phù hợp với sở thích cá nhân của họ. Doanh nghiệp bán hàng phải phân loại được từng đối tượng khách hàng, sở thích, thói quen mua sắm của họ.
Theo thống kê của Statista, doanh thu của các doanh nghiệp TMĐT tăng 25% khi cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa. 67% doanh nghiệp cho biết họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào mua sắm cá nhân hóa trong tương lai.
Các chuyên gia thương mại điện tử dự đoán xu hướng cá nhân hóa trong năm 2024 sẽ phát triển theo 2 cách: Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng (hiển thị sản phẩm dựa trên lịch sử và thói quen mua sắm); Cá nhân hóa thông tin quảng cáo (sử dụng dữ liệu thu thập được từ người dùng để tối ưu hóa quảng cáo theo nhu cầu từng cá nhân).
5. Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR)
Sự phát triển của công nghệ cũng như các thiết bị VR, AR sẽ dẫn đến khả năng cung cấp loại hình mua sắm trực tuyến qua thế giới ảo, hay khả năng thử đồ online.
Nhờ công nghệ VR hay AR mà người mua có thể nhìn thấy sản phẩm ở không gian 3 chiều thông qua thiết bị cầm tay của họ. Công nghệ AR, VR hứa hẹn cho phép người dùng thử đồ, make up, trang trí nhà cửa, hỗ trợ hướng dẫn sử dụng sản phẩm
Thống kê của Statista cho thấy 16% người Mỹ ưa thích hình thức mua sắm AR. Một ví dụ, công ty ứng dụng AR tốt nhất có thể kể đến là IKEA. Thương hiệu đồ nội thất của Thụy Điển này cách đây nhiều năm đã cho ra mắt ứng dụng IKEA Place cho phép khách hàng chiêm ngưỡng các sản phẩm nội thất dưới dạng 3D rất trực quan và sinh động.
Khi các mẫu kính VR, AR như Oculus Rift (Meta) hay HoloLens (Microsoft), hoặc sắp tới đây là Vision Pro (Apple) ra mắt và trở nên phổ biến hơn, sẽ thúc đẩy hình thức mua sắm ảo mà người mua có thể chiêm ngưỡng sản phẩm trực quan như trong thế giới thực.
Quay trở lại với TTCK, đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/1, chỉ số VN-Index giảm 7,52 điểm, dừng lại ở 1154,7 điểm. Độ rộng của thị trường nghiêng về bên bán. Thống kê trên sàn HOSE hôm nay chỉ có 132 mã tăng, 60 mã tham chiếu, trong khi có tới 380 mã giảm.
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng đóng cửa trong sắc đỏ. Theo đó, chỉ số HNX-Index giảm 2,39 điểm, đóng cửa tại 230,31 điểm; còn chỉ số UPCoM-Index giảm 0,66 điểm, còn 86,9 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng tích cực trở lại. Tính riêng trên sàn HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 22752 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng nhẹ trên sàn HOSE với 11,78 tỷ đồng,
Về cơ hội đầu tư cụ thể, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
Khép lại phiên giao dịch ngày 12/1/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,400 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.