6 cách làm bánh trôi, bánh chay đầy sáng tạo trong ngày Tết Hàn thực
Tết Hàn Thực năm nay, giới trẻ đã có những cách chế biến món bánh trôi, bánh chay vô cùng độc đáo, sáng tạo mà vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống.
1. Bánh trôi chiên
Dù bánh trôi truyền thống có hương vị thơm ngon riêng nhưng nếu muốn bạn vẫn có thể biến tấu các công thức độc đáo từ món bánh này. Dưới đây là cách làm bánh trôi chiên và bánh trôi nhân dừa tươi để bạn tham khảo:
Cách làm bánh trôi chiên:
Nguyên liệu:
- Bánh trôi luộc
- Bột chiên xù
Cách chế biến:
- Nếu bánh trôi để trong tủ lạnh thì bạn cho bánh vào luộc lại. Nhớ dùng đũa nhẹ nhàng tách các viên bánh trôi ra để chúng khỏi dính vào nhau. Sau khi luộc, cho bánh trôi vào nước lạnh.
- Lăn đều từng viên bánh trôi qua bột chiên xù.
- Đun nóng dầu trong chảo (không đun nóng già mà chỉ đun đến 6 phần). Cho bánh trôi vào chiên ở lửa nhỏ hoặc lửa vừa.
- Chiên đến khi bánh vàng đều. Vì bánh đã chín nên không cần chiên quá lâu, sẽ khiến bánh bị ngấm dầu và nát.
- Vớt bánh vào giấy thấm dầu để loại bỏ dầu thừa rồi thưởng thức.
Bánh trôi chiên bên ngoài giòn rụm, bên trong dẻo mềm, có hương vị lạ miệng và tuyệt ngon, đảm bảo nhiều người rất thích.
2. Bánh trôi nhân dừa tươi
Cách làm bánh trôi nhân dừa tươi:
Nguyên liệu:
- 500g bột bánh trôi nhào sẵn
- 200g cùi dừa tươi
- 30g mè rang chín
- Dừa nạo
- Đường trắng, vani
Cách chế biến:
- Cùi dừa tươi gọt sạch vỏ bên ngoài, cắt thành từng viên vuông nhỏ (kích cỡ tương đương viên đường phên). Chần dừa tươi qua nước sôi, rửa sạch để loại bỏ phần dầu dừa.
- Cho dừa tươi ướp với chút đường và xíu vani trong vòng 1 tiếng để dừa có vị ngọt nhẹ và thơm. Nếu thích ngọt đậm hơn bạn có thể sên dừa cùng lửa vừa để dừa thấm vị.
- Lấy một miếng bột nhỏ, cho nhân dừa tươi đã sơ chế vào, vê tròn viên bánh. Làm lần lượt đến khi hết bột và nhân. (Nếu thích bạn có thể pha thêm bột màu vào bột cho đẹp mắt)
- Đun nước thật sôi, thả nhẹ từng viên bánh trôi vừa nặn vào. Đợi bánh chín, nổi lên thì vớt ngay ra, ngâm vào tô nước lạnh. (Nên cho vài viên đá lạnh và một chút dầu ăn vào tô nước ngâm bánh để bánh bóng mướt và không bị chảy hay nát).
- Dùng vá vớt bánh và xếp ra đĩa, rắc thêm vừng (dừa nạo tùy thích) lên trên và thưởng thức.
3. Bánh trôi ngũ vị
Thay vì làm vỏ bánh truyền thống từ bột nếp, bánh chỉ có màu trắng của bột thì chúng ta có thể trộn bột bánh trôi cùng nước say ra từ lá dứa (màu xanh), củ dền (màu đỏ), bí ngô (màu vàng), cải tím (màu tím)… để tạo màu sắc tự nhiên cho món ăn. Cách làm này vừa an toàn cho sức khỏe lại giúp bánh thêm phần bắt mắt và hương vị lại độc đáo, hấp dẫn hơn rất nhiều đấy.
4. Chè trôi nước lá dứa
Nếu bạn yêu thích màu xanh, hãy làm cho mình những chiếc bánh trôi lá dứa (lá nếp) hay trà xanh đang được nhiều người truyền tai nhau mỗi dịp Tết Hàn thực. Biến tấu một chút món bánh trôi truyền thống với màu xanh của lá dứa, đây sẽ là món ăn tráng miệng cực ngon và bổ dưỡng giúp bạn và gia đình thay đổi khẩu vị trong dịp Tết Hàn Thực này đấy.
5. Bánh trôi nước đậu đỏ
Thay vì làm nhân đậu xanh truyền thống, chúng ta có thể dùng nhân đậu đỏ để thay đổi hương vị mà vẫn cực kì ngon và dễ ăn. Tuỳ vào khẩu vị của mỗi người mà chúng ta có thể làm nhân đậu đỏ ngọt lịm hoặc ngọt vừa, và lưu ý các bạn nên ăn cùng nước gừng để có được một hương vị trọn vẹn nhất của bát bánh trôi. Người ta tin rằng đầu năm đầu tháng mà ăn bánh trôi nước đậu đỏ thì làm việc gì cũng cực kì suôn sẻ và thành công đấy.
6. Bánh trôi phá cách
Nếu bạn vẫn muốn giữ hương vị bánh truyền thống với vỏ trắng, ruột đậu xanh nhưng phải thể hiện được cá tính của tuổi trẻ, thì chỉ cần bạn có chút khéo tay là có thể biến hoá những viên trôi tròn thành những hình thù cực đáng yêu. Hay đơn giản hơn, chỉ cần một chút đầu tư setup là bạn có những bức hình bánh trôi mang đậm dấu ấn của giới trẻ rồi đấy.
Để tạo bất ngờ cho gia đình, bạn bè và người thương dịp Tết Hàn Thực này, chúng ta hãy thử sáng tạo với những ý tưởng mới mẻ nhé. Hi vọng các bạn sẽ có một ngày Tết Hàn Thực vui vẻ bên những người yêu thương cùng những món bánh vừa "ngon mắt "vừa ngon miệng nhé!
Tổ chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh làm tổ trưởng; Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy là tổ phó.