6 giải pháp giúp Việt Nam sớm đạt mục tiêu tăng đất công nghiệp
Chiều 29/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trình bày Tờ trình của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021-2030 với tầm nhìn đến 2050 và kế hoạch sử dụng đất trong 5 năm từ 2021-2025.
Tăng đất công nghiệp, giảm đất nông nghiệp
Theo đó, chỉ tiêu đất nông nghiệp của cả nước được Quốc hội quyết định đến năm 2020 là 27,04 triệu ha. Thực hiện kế hoạch được phê duyệt, diện tích đất nông nghiệp năm 2020 là 27,98 triệu ha, đảm bảo được chỉ tiêu đã đề ra.
Với mục đích đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, độ che phủ rừng đạt từ 42-43% và tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp quy hoạch, đến năm 2030 có 27,73 triệu ha, giảm 251.220 ha.
Trong 10 năm qua, đất trồng lúa giảm 202.930 ha, chủ yếu tại 2 khu vực Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Theo đó, quy hoạch đến năm 2030, diện tích đất trồng lúa và lúa kết hợp với các cây lương thực giảm 349 nghìn ha, chỉ còn 3,568 triệu ha.
Với mục tiêu giữ tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%, diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch đến năm 2030 là 15,85 triệu ha, chiếm 47,83% diện tích tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp đến năm 2030 được quy hoạch là 4,9 triệu ha để đảm bảo được yêu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa, cũng như phát triển hạ tầng đồng bộ. Đáng chú ý, diện tích loại đất này trong 10 năm qua đã tăng 226.040 ha, đạt 3,93 triệu ha vào năm 2020.
Đất khu công nghiệp được quy hoạch đến năm 2030 là 210.930, tăng thêm 120.100 ha so với năm 2020. Việc này nhằm đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, với tỷ trọng khu vực công nghiệp chiếm 40% GDP.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu trong sự kiện. Ảnh: VGP/ Nhật Bắc.
6 giải pháp quy hoạch đất dài hạn
Tại buổi họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tài nguyên đặc biệt, phải có tầm nhìn dài hạn và tổng thể, để đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội. đất nước phát triển nhanh, bền vững. Theo đó, ông có đưa ra 6 giải pháp cơ bản để thực hiện:
Đầu tiên, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch.
Người sử dụng đất cần được cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, không làm thay đổi tính chất lý hóa của đất có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết.
Về công tác kiểm tra, giám sát, Việt Nam cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính, phân công, phân cấp đi kèm với kiểm tra, giám sát. Ngoài ra, nhà nước cũng cần sớm hoàn thiện thể chế tăng cường giám sát, kiểm tra việc xây dựng, tổ chức thực hiện, công khai quy hoạch; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và của nhân dân.
Thứ hai, Việt Nam cần đẩy nhanh chuyển đổi số, xây dựng, vận hành hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai một cách thống nhất, tập trung. Hơn nữa, việc giám sát thực hiện quy hoạch cần ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS.
Thứ ba, Chính phủ cần ưu tiên đầu tư công cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt trong 5 năm đầu kỳ để dẫn dắt đầu tư tư nhân. Hơn nữa, nhằm đấu giá quyền sử dụng đất và phát huy nguồn lực đất đai, Việt Nam nên tạo quỹ đất phụ cận của các công trình.
Thứ tư, Việt Nam cần khai hoang, phục hóa phát triển diện tích rừng trên đất chưa sử dụng, đất bãi bồi ven sông ven biển. Ngoài ra, việc phát triển cây xanh đô thị và mô hình tuần hoàn, ít phát thải ở khu công nghiệp, khu chế xuất cần sớm được thúc đẩy. Theo đó, những nơi này cần phát triển các khu xử lý, tái chế rác thải liên vùng, liên tỉnh.
Thứ năm, công tác cần kiểm tra, giám sát cần được tăng cường, đẩy mạnh trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bằng các công nghệ hiện đại.
Cuối cùng, Việt Nam cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đặng SơnTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.