6 tháng đầu năm 2022, nhiều địa phương đạt mức tăng trưởng trên 10%
Trong 6 tháng đầu năm 2022, nhiều địa phương đạt tăng trưởng GRDP cao, Bắc Giang đạt mức 24%, cao nhất từ trước đến nay, đứng đầu cả nước. Xếp sau là Bắc Ninh, Thanh Hóa và Hải Dương.
Bắc Giang
Tại cuộc họp mới đây, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết tăng trưởng GRDP toàn tỉnh 6 tháng đầu năm đạt 24%, cao nhất từ trước đến nay, đứng đầu cả nước.
Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 35,5%; dịch vụ tăng 7,8%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,7%; thuế sản phẩm tăng 6,6%. Đời sống nhân dân ổn định; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Sản xuất nông nghiệp ổn định, một số nông sản có giá bán cao, tiêu thụ thuận lợi. Các hoạt động về thương mại dịch vụ được khôi phục trở lại, lĩnh vực văn hóa xã hội chuyển biến tích cực.
Tổng thu ngân sách ước đạt 9.386 tỷ đồng, bằng 65,8% dự toán, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các chỉ tiêu, khu vực thu đạt hơn 50% dự toán; 8/10 huyện, TP thu đạt hơn 50% dự toán cả năm.
Về thu hút đầu tư, tính đến ngày 15/6, tỉnh Bắc Giang đã thu hút được 26 dự án đầu tư với tổng số vốn gần 610 triệu USD vốn đầu tư quy đổi (không bao gồm các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án thương mại dịch vụ), bằng 80% so với cùng kỳ.
Trong đó, cấp mới 15 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đạt 4.622 tỷ đồng và 11 dự án FDI với số vốn đăng ký đạt 150,75 triệu USD, bằng 24,6% so với cùng kỳ; 7 dự án đầu tư trong nước điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 42 tỷ đồng và 21 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn với số vốn bổ sung là 256,05 triệu USD, gấp 3,27 lần so với cùng kỳ.
Bắc Ninh
Đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng 2022 là Bắc Ninh. Cụ thể, tỉnh này tăng trưởng 14,7% so với cùng kỳ.
Ngoài ra một số điểm sáng đáng chú ý phải kể đến dư nợ tín dụng tăng 11,2%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17,4%; doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 36,2%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 15%. Thu ngân sách nhà nước ước 16.532 tỷ đồng, bằng 54% dự toán năm. Tổng chi ngân sách địa phương ước 7.264,9 tỷ đồng, bằng 38,6% dự toán.
Thanh Hóa
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của Thanh Hoá tiếp tục có bước phát triển, nhiều lĩnh vực đạt kết quả tích cực.
Nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính 6 tháng đầu năm đạt 13,41% (đứng thứ ba cả nước, sau Bắc Giang và Bắc Ninh); tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 2.750 triệu USD; tổng huy động vốn đầu tư trên địa bàn ước đạt 70.000 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước ước đạt 26.334 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ và bằng 93,6% dự toán; hoạt động du lịch tăng trưởng mạnh trở lại; tổng lượt khách du lịch 6 tháng đầu năm ước đạt 6,82 triệu lượt khách…
Hải Dương
6 tháng đầu năm, Hải Dương có tăng trưởng kinh tế từ 10% trở lên. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo tăng cường thu hút đầu tư, hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển dịch vụ thông minh, an toàn với dịch bệnh.
Ước 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 11,82%; tổng thu NSNN ước đạt 13.286 tỷ đồng.
HM (T/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.