6 tháng đầu năm, lượng clinker xuất khẩu ước đạt 5,4 triệu tấn

Xuất nhập khẩu
04:08 PM 17/06/2024

Ước tính, hết 6 tháng đầu năm 2024, lượng clinker xuất khẩu chỉ đạt 5,4 triệu tấn. Tình hình sụt giảm xuất khẩu clinker gây khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất. Không chỉ đối mặt với dư thừa công suất và tiêu thụ chậm tại nội địa, kênh xuất khẩu xi măng và clinker cũng đang sụt giảm cả về giá xuất khẩu cũng như sản lượng.

Theo Bộ Xây dựng, trong vòng 10 năm qua, sản lượng xuất khẩu xi măng, clinker có tăng lên, tuy nhiên từ 2022 đến nay, xuất khẩu giảm mạnh, chỉ còn 15,2 triệu tấn (bằng 52,9% năm 2021) và tiếp tục giảm còn 10,9 triệu tấn năm 2023 (bằng 71,7% năm 2022).

Ước tính, hết 6 tháng đầu năm 2024, lượng clinker xuất khẩu chỉ đạt 5,4 triệu tấn. Tình hình sụt giảm xuất khẩu clinker như vậy là rất khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất.

6 tháng đầu năm, lượng clinker xuất khẩu ước đạt 5,4 triệu tấn- Ảnh 1.

Giá xuất khẩu clinker và xi măng liên tục giảm sâu trong thời gian gần đây.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho hay: Giá FOB xuất khẩu trung bình với clinker và xi măng ở thời điểm tháng 5/2024 đã tụt xuống chỉ còn 31-32 USD/tấn đối với clinker và 38-48 USD/tấn đối với xi măng. Riêng xi măng rời khoảng 36-37 USD/tấn.

Sở dĩ, sản lượng xuất khẩu tiếp tục giảm là do Trung Quốc giảm nhập khẩu, bởi thị trường bất động sản nước này chưa có dấu hiệu khởi sắc, chưa kể, giá xuất khẩu cũng theo chiều giảm nhẹ, tiếp đà giảm của năm trước. Ngoài ra, thị trường Phillipiness vẫn áp dụng chính sách bảo hộ (thuế chống bán phá giá) với xi măng nhập từ Việt Nam.

Dự báo của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), xuất khẩu xi măng, clinker trong năm nay tiếp tục gặp khó, bởi thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi, xi măng Trung Quốc cũng bị dư thừa và dự báo sẽ cạnh tranh với xi măng Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu như Philippines, Trung Mỹ, Nam Phi...

Ở trong nước, chính sách thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10% cũng là nguyên nhân làm xuất khẩu thêm hẹp đường. Xu hướng giá xuất khẩu thấp vẫn duy trì, cộng với tiêu thụ nội địa khó khăn, giá bán cũng khó tăng, nên 2024 sẽ là năm trầy trật với các doanh nghiệp sản xuất.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.