6,6 triệu USD nhằm đa dạng sinh học và tạo sinh kế cho người dân Đồng Nai - Quảng Nam - Nghệ An
Dự án BR trị giá hơn 6,6 triệu USD do UNDP tài trợ về "Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam" tại các Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Cù Lao Chàm - Hội An và Tây Nghệ An nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và tạo sinh kế cho người dân tại các địa phương này
- Nghệ An: “Tết ấm biên cương” đến với đồng bào biên giới xã Mường Lống
- Nghệ An: Tập trung ưu tiên phát triển 6 lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
- Nghệ An: Lọt nhóm 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước
- Nghệ An: Tham dự sơ kết thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số
Là năm thứ ba dự án đi vào hoạt động, nhiều hoạt động then chốt của dự án đã được triển khai tại Trung ương và địa phương như: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật, đánh giá khu dự trữ sinh quyển tiềm năng, xây dựng quy chế và kế hoạch quản lý khu dự trữ sinh quyển, xây dựng kế hoạch phục hồi rừng tại các khu dự trữ sinh quyển, đánh giá cơ hội phát triển du lịch tại các khu dự trữ sinh quyển và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng.
Dự án "Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam" (Dự án BR) do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) trong 5 năm (2019-2024) với kinh phí hơn 6,6 triệu USD. Dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản và 3 cơ quan đồng thực hiện là các Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Cù Lao Chàm - Hội An và Tây Nghệ An.
Các kết quả của năm 2022 là nền tảng để triển khai các hoạt động trọng tâm của năm 2023 bao gồm hoàn thiện và trình phê duyệt các văn bản, quy chế, kế hoạch quản lý tại các khu dự trữ sinh quyển; quản lý rừng bền vững và phục hồi các khu vực rừng bị suy thoái; sử dụng tài nguyên bền vững, hỗ trợ sinh kế cho người dân tại khu dự trữ sinh quyển; quan trắc, giám sát các loài chỉ thị; đào tạo, truyền thông và nâng cao nhận thức tại các khu dự trữ sinh quyển.
Một số tiểu dự án đã đạt được kết quả cụ thể như: Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây chè hoa vàng, cây lùng, cây mét và cây bon bo tại Nghệ An. Sau khi triển khai, 18 lớp tập huấn kỹ thuật phát triển cây lùng, mét, trà hoa vàng, bon bo đã thu hút được hơn 600 người tham gia. Tám tổ hợp tác xã được thành lập, quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế dự án được hình thành.
Qua đây, Ban quản lý dự án cũng đã ký kết hợp đồng nhân rộng mô hình sinh kế cho 422 hộ, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cây lùng cho người dân. Cũng như tại tiểu dự án phát triển các mô hình sinh kế cộng đồng kết hợp du lịch sinh thái tại xã Cẩm Kim và Cẩm Thanh của TP. Hội An, tình Quảng Nam đã có 320 hộ hưởng lợi từ dự án này.
Bà Ramla Al Khalidi, Trưởng đại diện UNDP Việt Nam ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong công tác thúc đẩy quản lý tổng hợp các khu dự trữ sinh quyển. Bà nhấn mạnh, với việc thông qua Khung đa dạng sinh học toàn cầu (GBF) tại Hội nghị COP15 tại Canada vừa qua, việc thúc đẩy quản lý tổng hợp bền vững các khu dự trữ sinh quyển là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết để góp phần vào việc đạt được các mục tiêu toàn cầu đầy tham vọng đó.
"UNDP Việt Nam tiếp tục là một đối tác cùng đồng hành với Bộ Tài Nguyên và Môi trường trong việc thúc đẩy các chương trình và sáng kiến về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học như Sáng kiến tài chính đa dạng sinh học (BIOFIN), Sáng kiến Mạng lưới đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái (BES-Net) và các hoạt động khác nhằm thúc đẩy việc thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học tới năm 2030, tầm nhìn 2050, hiệu quả, kịp thời và phù hợp với Khung đa dạng sinh học toàn cầu" bà Ramla Al Khalidi chia sẻ thêm.
Ngọc TúCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.