7 năm sau khi về đích nông thôn mới, xã Tân Lập bây giờ ra sao?
Xã Tân Lập (Vũ Thư - Thái Bình) nằm trên Quốc lộ 10 ngay sát cầu Tân Đệ, cạnh con sông Hồng mang phù sa về bồi đắp cho miền quê này.
Người dân nơi đây vốn quen nghề trồng lúa, nhưng kể từ thời kỳ đổi mới, nhiều dịch vụ, kinh doanh thương mại, sản xuất đã được áp dụng cho vùng quê vốn rất bình yên này.
Năm 2014, xã Tân Lập được UBND tỉnh Thái Bình công nhận về đích nông thôn mới cùng với 14 xã khác. Xã là tốp đầu trong tỉnh thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng và phát triển nông thôn.
Trong buổi làm việc với chúng tôi, ông Trần Văn Tâm – Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: Toàn xã có 10.335 nhân khẩu, 3031 hộ. Ngành nghề trong xã chủ yếu vẫn là phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh thương mại dịch vụ. Có 4 doanh nghiệp đóng trên địa bàn với hơn 270 lao động đảm bảo thu nhập bình quân cho người lao động với thu nhập bình quân 6-7 triệu đồng/tháng.
Năm 2005, trụ sở UBND xã được xây dựng nằm ngay trung tâm của xã. Hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Hệ thống giao thông trong xã được cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại của bà con nhân dân. Cả xã chỉ còn 2% hộ nghèo và cận nghèo.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm của UBND xã Tân Lập ngày 20/9/2021 thể hiện: 9 tháng đầu năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã có nhiều biến động, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo đài... đã ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế của xã. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện, sự hỗ trợ của các phòng, ban, ngành của huyện, đặc biệt là sự lãnh đạo trực tiếp của Ban chấp hành Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã đã triển khai quyết liệt, đưa ra các giải pháp đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra nên 9 tháng đầu năm 2021 tỉnh hình kinh tế, xã hội của xã nhà đạt được những kết quả tốt.
Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị và cơ sở thôn chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng cho mọi tình huống để kiểm soát, phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, UBND - BCĐ xã đã kêu gọi doanh nghiệp, các nhà hảo tâm chung tay, góp sức xã hội hóa, ủng hộ quỹ phòng chống dịch COVID-19 góp phần thắng lợi trong công tác phòng, chống dịch (tiếp nhận 65.000 khẩu trang để hỗ trợ các tiểu thương, người dân có hoàn cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19, 15.000.000 đồng tiền mặt hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19); ủng hộ quỹ phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh đến thời điểm 20/9/2021 là 235 triệu đồng.
Tổng giá trị thu nhập 9 tháng đầu năm ước đạt 361 tỷ 640 triệu đồng (theo giá so sánh cố định năm 2010) tăng 3,51% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 80,18 % kế hoạch năm.
Uỷ ban nhân dân xã tập trung chỉ đạo khắc phục mọi khó khăn của thời tiết, đồng thời tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Chỉ đạo các thôn mở rộng và xây dựng xứ đồng chuyên màu, trồng các loại cây hoa, cây cảnh và cây dược liệu, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 đến 5 lần so với cây lúa, xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch đã tiết kiệm được chi phí sản xuất từ 7 đến 7,5 triệu đồng/ha, năng suất lúa xuân đạt 70 tạ/ha. Tổng sản lượng đạt 5.122,6 tạ. Vụ mùa cấy 100% diện tích (3,18ha).
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề vẫn giữ tốc độ tăng trưởng khá; nghề truyền thống được duy trì và phát triển. Giá trị thu nhập từ ngành nghề xây dựng cơ bản ước đạt 193 tỷ 297 triệu đồng tăng 4,28 % so với cùng kỳ năm 2020, đạt 82,27 % kế hoạch.
Đối với chủ trương phát triển cây màu, xã tiếp tục duy trì và từng bước mở rộng cây vụ hè thu, cây màu vụ đông, tích cực chỉ đạo thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ, sớm kết thúc gieo cấy vụ mùa để giành quỹ đất phát triển cây vụ đông ưa ấm, chú trọng các cây có hiệu quả như cây ngô, khoai tây, rau màu các loại. Duy trì và phát triển nhiều mô hình chuyển đổi thực hiện sản xuất nông nghiệp hàng hoá và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đưa một số cây trồng mới có hiệu quả kinh tế như: mướp đắng, bí xanh, cây hoa các loại, cây ngô non... vào sản xuất.
Xã Tân Lập có đình và chùa Bổng Điền nằm ngay cạnh nhau thuộc địa phận thôn Bổng Điền Nam - nằm sát bờ đê sông Hồng. Đây là di tích lịch sử cấp quốc gia đã được công nhận từ năm 1989, là công trình kiến trúc tâm linh có niên đại gần 200 tuổi, mang nhiều nét văn hóa của đồng bằng châu thổ sông Hồng và là niềm tự hào của người dân Tân Lập nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung.
Trường THCS của xã đang được xây dựng với chi phí 5,6 tỷ đồng, đã hoàn thiện được 80% các hạng mục công trình. Trong khoảng thời gian ngắn nữa khi đi vào hoạt động đây sẽ là ngôi trường khang trang cho thầy và trò trên địa bàn xã Tân Lập.
Giờ đây, sau 7 năm về đích nông thôn mới, bộ mặt kinh tế - xã hội của xã Tân Lập đã thay đổi rõ rệt, làng quê phong quang, sạch đẹp, kinh tế ổn định, người dân tuân thủ và chấp hành pháp luật là tiền đề vững chắc cho công cuộc đổi mới quê hương dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao từ hệ thống chính quyền địa phương.
Thành TrungTừ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.