7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 764 triệu USD
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2022 ước đạt 30,32 tỷ USD, giảm 8% so với tháng trước nhưng tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7 ước đạt 30,3 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 7 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 431,94 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu tăng 16,1%; nhập khẩu tăng 13,6%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 764 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 215,5 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 94%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tháng 7 ước tính xuất siêu 21 triệu USD. Còn 7 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 764 triệu USD.
7 tháng đầu năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 67,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 72,6 tỷ USD.
Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã có một chương trình hành động để hiện thực hóa, hỗ trợ cho doanh nghiệp để tận dụng các lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do.
Đặc biệt, đối với thị trường châu Mỹ rất xa nên ngoài hoạt động xúc tiến mang tính chất trực tiếp, việc xúc tiến trên nền tảng số cũng rất quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp khắc phục được sự bất lợi về vấn đề khoảng cách địa lý.
Thời gian qua, Bộ Công Thương cũng triển khai mạnh hoạt động kết nối giao thương cũng như xúc tiến trên nền tảng số và trong thời gian sắp tới cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước CPTPP, nhất là khối các nước ở khu vực châu Mỹ bởi điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các biện pháp phòng vệ thương mại…
An Mai (t/h)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 8/9, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 3) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Tây Bắc Bộ.