7 xu hướng quản trị doanh nghiệp năm 2020
Trong khi công nghệ thay đổi với tốc độ chóng mặt, các doanh nghiệp bắt buộc phải vội vàng bắt kịp các xu hướng mới nhất
Khi vận hành một doanh nghiệp, về mặt lý thuyết, có hai cách để tăng trưởng lợi nhuận: Thứ nhất, bán sản phẩm/dịch vụ nhiều hơn. Thứ hai, tiết kiệm các chi phí vận hành, tối ưu hóa hoạt động quản trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thị trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc cố gắng bán ra thật nhiều sản phẩm hay dịch vụ là bài toán khá nan giải. Trên thực tế, việc phải giữ vững doanh số trước hàng trăm đối thủ với hàng nghìn sản phẩm đối chọi đã là một vấn đề không hề dễ dàng.
Vì thế, để doanh nghiệp có đà phát triển bền vững, nhà lãnh đạo nên đi tìm lời giải đáp cho việc tối ưu vận hành, quản trị doanh nghiệp trước tiên.
Trong khi công nghệ thay đổi với tốc độ chóng mặt, các doanh nghiệp bắt buộc phải vội vàng bắt kịp các xu hướng mới nhất, thì các nhà quản lý doanh nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc khắc phục lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, cho dù bạn có lập kế hoạch “đại tu” lại tổ chức để trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường hay chỉ tìm cách cắt giảm chi phí đầu tư, 7 xu hướng này sẽ giúp mang lại kết quả bạn cần để đáp ứng mục tiêu quản lý hoạt động vào năm 2020.
1. Chú trọng vào trải nghiệm của nhân viên (Employee Experience)
Việc tìm được những nhân viên có đầy đủ các kỹ năng và kinh nghiệm là một trong những thách thức hàng đầu cho doanh nghiệp. Để đối mặt với rào cản này, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào sự phát triển cá nhân của mỗi nhân viên.
Phần lớn bộ phận nhân lực lao động hiện nay thuộc thế hệ Y (Millennials, sinh năm 1980 – 1995), đi làm không chỉ để kiếm tiền mà còn để thỏa mãn niềm đam mê và hướng tới sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống. Cũng vì thế mà đội ngũ nhân viên này thường trở nên “kén chọn”, không dễ dàng bán rẻ chất xám và sức lao động của mình.
Những nhân viên có mức độ hài lòng với doanh nghiệp cao sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, dành nhiều công sức hơn cho công ty của bạn. Tuy nhiên làm thế nào để doanh nghiệp có thể mang tới sự hài lòng và nâng cao trải nghiệm cho nhân viên?
Việc thúc đẩy giao tiếp nội bộ một cách minh bạch, dễ chịu là một phương pháp khá hiệu quả trong tuyển dụng cũng như giữ chân nhân tài – những người luôn mong muốn nhận được những phản hồi rõ ràng về hiệu quả công việc, mong muốn được lắng nghe những nhu cầu nguyện vọng và muốn được biết rõ ràng công việc của họ có ý nghĩa quan trọng như thế nào.
Bạn hoàn toàn có thể tạo điều kiện “giao tiếp ngang hàng” với nhân viên bởi hàng loạt những lợi ích sau:
- Nâng cao tinh thần làm việc.
- Cải thiện các quy trình và kết quả làm việc, bất kể lĩnh vực kinh doanh của bạn là gì. Nhờ đó, thời hạn công việc được đáp ứng và khả năng hoàn thành dự án có thể xảy ra sớm hơn.
- Khuyến khích và tăng cường sự hợp tác của nhân viên. Khi những bộ óc vĩ đại kết hợp với nhau, những người đồng nghiệp có thể nói lên ý tưởng của bản thân từ đó thực thi công việc hiệu quả hơn, điều này mang lại kết quả tối ưu cho bất kỳ dự án nào.
- Bạn có thể sử dụng các nền tảng giao tiếp nội bộ và kết nối trên các thiết bị di động không chỉ giúp tăng hiệu quả – chúng còn góp phần mang lại trải nghiệm tích cực cho nhân viên, giúp tăng khả năng phát triển doanh nghiệp và giảm thiểu các chi phí không cần thiết.
Thêm vào đó, hoạt động làm việc nhóm thông qua thiết bị di động hay trực tiếp đều thúc đẩy năng suất nhóm tốt hơn, Và việc phát triển công việc kiểu này sẽ có ý nghĩa hơn thông qua cách duy trì các mối quan hệ có giá trị giữa các thành viên trong nhóm.
Nhân viên chính là khách hàng trong tương lai của doanh nghiệp. Việc tạo ra những trải nghiệm tối ưu cho đội ngũ lao động chính là tiền đề để mọi tổ chức phát triển bền vững hơn.
2. Thiết lập các công cụ làm việc linh hoạt di động
Nếu các hoạt động kinh doanh của bạn và các yếu tố truyền thông nội bộ không được trang bị để sử dụng trên các kênh di động, doanh nghiệp của bạn sẽ đánh mất lợi thế cạnh tranh đáng kể. Cho dù doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phụ thuộc vào công nghệ để bán hàng hay hoạt động trong lĩnh vực khách sạn và cần một cổng thông tin để tiếp cận khách hàng, việc thiết lập các chức năng trên kênh di động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp năm 2020.
Ngày nay, cuộc sống của mọi người hầu như đều phụ thuộc vào các thiết bị di động. Khách hàng cũng dần chuyển sang các thiết bị di động thông minh để làm tất cả mọi thứ từ mua hàng gia dụng, book phòng đi du lịch hay thậm chí là tuyển dụng.
Trong khi nghiên cứu thiết lập công nghệ truyền thông hoạt động trên thiết bị di động, bạn nên ghi nhớ các cấp lãnh đạo và nhân viên cấp cao có thể phải xem xét nhiều tiêu chí khác nhau vì có liên quan đến phạm vi công việc và sự ưu tiên của họ. Một cách để điều hướng thành công việc thiết lập này là đảm bảo trải nghiệm người dùng tích cực như nền tảng cốt lõi.
Việc thiết lập các mối quan hệ công việc trên thiết bị di động, chẳng hạn như thông qua ứng dụng nhóm, mang tới vô số trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên và nơi làm việc tổng thể:
- Cải thiện trải nghiệm tổng thể của nhân viên về môi trường làm việc: Với việc cung cấp một kênh chia sẻ, kết nối và tiếp cận thông tin linh hoạt, nhanh chóng, nhân viên cũng sẽ dễ dàng công tác làm việc với nhau hơn, qua đó gia tăng mức độ hài lòng cũng như năng suất làm việc.
- Tăng cường khả năng tiếp nhận và phản hồi theo theo thời gian thực: Các kênh giao tiếp di động, với tốc độ truyền tin nhanh chóng sẽ thay thế dần những giải pháp cũ kỹ như email, vốn được cho là thủ phạm gây rối loạn luồng thông tin làm việc bấy lâu nay.
- Nâng cao khả năng truy cập và cộng tác làm việc cho nhân viên hoạt động trong những điều kiện đặc biệt: Đối với những nhân viên phải di chuyển thường xuyên hay trực tiếp tham gia vào các ngành nghề phục vụ/ dịch vụ, rõ ràng việc kè kè bên chiếc máy tính để cập nhật thông tin là bất khả thi. Vì vậy các kênh giao tiếp trên điện thoại sẽ là sự lựa chọn lý tưởng hơn để làm việc với những cá nhân này.
3. Tự động hóa
Tự động hóa các quy trình nội bộ trong toàn doanh nghiệp của bạn giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất. Dịch vụ đặt phòng trực tuyến, chatbot tự động, hay các ngành nghề sản xuất dần thay thế con người bằng những dây chuyền hiện đại đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Bằng cách sử dụng máy móc cho các tác vụ kinh doanh cụ thể, nhiều công ty đang giải phóng thời gian cho nhân viên, giúp họ tập trung vào các sản phẩm và khách hàng của họ. Chẳng hạn, thay vì chỉ định một nhân viên giám sát trang web của công ty và trả lời các câu hỏi tương tự nhiều lần, lập trình một chatbot để trả lời các câu hỏi thường gặp giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên.
Vào năm 2020, việc cá nhân hóa những trải nghiệm và nội dung tương tác với khách hàng sẽ được chú ý, thúc đẩy cạnh tranh khi các doanh nghiệp cam kết cung cấp hàng hóa và dịch vụ tùy biến hơn – và để thực hiện điều này, chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt là việc ủy thác các quy trình hoạt động sẽ rất cần thiết. Dĩ nhiên, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng, nhưng với sự giúp sức của các công nghệ tân tiến như AI hay Machine Learning, doanh nghiệp đang có những trợ thủ đắc lực và không ít cơ hội để chung tay phát triển.
4. Đo lường và đánh giá hiệu suất của nhân viên dựa trên dữ liệu
Dữ liệu về hiệu suất của nhân viên mang tới cho các công ty thông tin cần thiết để thực hiện các thay đổi trong nhiều lĩnh vực từ phát triển, sản xuất đến dịch vụ khách hàng.
Tuy nhiên, 79% Giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp thừa nhận họ thiếu công cụ phù hợp để phân tích và làm việc với dữ liệu này. Dẫn tới không phản ánh được chính xác hiệu suất làm việc của người lao động.
Vấn nạn này xảy ra, khi trong quá trình đánh giá nhân viên, nhà quản lý thường mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau: đánh giá nhân viên một chiều, không nắm được nhân viên đang làm gì, thiếu tiêu chí đánh giá minh bạch, không đánh giá bao quát nhân viên trong thời gian dài, truyền đạt kết quả đánh giá theo cách tiêu cực. Những sai lầm đó dẫn tới việc sai lệch kết quả đánh giá, về lâu dài dễ nảy sinh mâu thuẫn nội bộ.
Để thoát khỏi những sai lầm phổ biến này, đồng thời triển khai những hoạt động đánh giá hiệu quả hơn, việc tiếp cận và phân tích hiệu suất làm việc của nhân viên dựa trên dữ liệu là vô cùng cần thiết. Với dữ liệu, và hoàn toàn chỉ dữ liệu, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ những biến số sai lệch từ những định kiến sai lầm phổ biến, nhờ vậy có những phép đo và phân tích kết quả làm việc toàn diện, chính xác hơn nhiều lần.
Xu hướng này sẽ ngày càng được củng cố vững chắc trong năm 2020, khi không ít những phần mềm cộng tác, quản lý công việc đã ra đời để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy văn hóa làm việc dựa trên số liệu. Không chỉ kho lưu trữ công việc minh bạch, các công cụ hiện đại còn là những kênh tham chiếu tuyệt vời để đánh giá nhân viên qua các tính năng nhắc việc, tổng hợp và báo cáo kết quả mạnh mẽ.
5. Thu nhận phản hồi từ lực lượng lao động
Ngoài các phân tích dựa trên hiệu suất làm việc, số liệu bán hàng, việc liên tục thu thập phản hồi của nhân viên thông qua các khảo sát sẽ góp phần cải thiện doanh nghiệp tốt hơn thông qua việc được tự do ngôn luận, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình trong nội bộ tổ chức, nhân viên sẽ cảm thấy được tin tưởng và trân trọng hơn rất nhiều, qua đó gắn kết hơn với tập thể.
Hoạt động quản trị doanh nghiệp không chỉ bao gồm quản lý nguyên vật liệu và sản phẩm, mà như đã nêu trước đó, con người là yếu tố thiết yếu làm nên bất kỳ cấu trúc kinh doanh nào. Trong một thị trường lao động cạnh tranh cao, người tìm việc có nhiều lựa chọn và tính chủ động trong việc chọn nơi làm việc thì tầm quan trọng của việc đầu tư vào cải thiện văn hóa công ty và thu thập phản hồi của nhân viên không thể bị xem nhẹ.
Với những nền tảng giao tiếp nội bộ trên các kênh di động, việc thừa nhận và tiếp thu những đánh giá của nhân viên dưới góc độ cá nhân về hiệu quả công việc hay những vấn đề liên quan khác sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các nhân viên và tổ chức doanh nghiệp. Việc tạo nên sự gắn kết là cách quản trị tuyệt vời để theo dõi hoạt động của nhân viên và doanh nghiệp.
6. Cải thiện khả năng thích ứng với nhu cầu của thị trường
Trong năm 2020, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ tiếp tục trau dồi và phát triển chuỗi cung ứng đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Thói quen chi tiêu của người tiêu dùng ngày càng trở nên khó lường. Thị trường biến động trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ phải nắm vững nghệ thuật dự báo mức cầu để đảm bảo mức tồn kho phù hợp. Quá nhiều mặt hàng tồn kho sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng tới dòng tiền trong doanh nghiệp.
Quá nhiều hàng tồn kho tạo ra vấn đề dòng tiền cho doanh nghiệp. Mặt khác, việc dự trữ thiếu hụt so với nguồn nhu cầu thực tế cũng là một trở ngại lớn ảnh hưởng trực tiếp lên các hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Trong năm 2020, các doanh nghiệp nên tập trung phát triển một chuỗi cung ứng nhạy bén đáp ứng được những yêu cầu “khó chiều” của nền kinh tế. Chuỗi cung ứng phải đảm bảo được việc sản xuất ổn định. Bên cạnh đó, có khả năng ứng biến linh hoạt, thay đổi kịp thời theo chiều hướng tiêu dùng của khách hàng và thị trường.
7. Tăng cường quan hệ khách hàng
Trong năm 2020, các nhà quản lý hoạt động sẽ làm việc chặt chẽ với các bộ phận dịch vụ khách hàng để hiểu rõ hơn về người dùng cuối của họ. Quản lý mối quan hệ là điều quan trọng để điều hành một doanh nghiệp thành công hơn bao giờ hết, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các nhà quản lý hoạt động sẽ tìm ra cách mới để tối ưu hóa quy trình.
Các nhà quản trị doanh nghiệp vào năm 2020 phải hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng và cách thức tối ưu hóa doanh nghiệp. Vai trò của người quản lý đang phát triển vượt ra ngoài việc đóng vai trò là tác nhân kiểm soát chi phí sản xuất đơn thuần. Hoạt động vận hành quản trị ngày càng gắn liền với các mục tiêu về hiệu suất toàn diện bao gồm mọi thứ từ chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, đến dịch vụ khách hàng.
Trong năm 2020, cấp lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ cần làm việc chặt chẽ với các bộ phận dịch vụ khách hàng để hiểu rõ hơn về người dùng cuối của họ. Kiểm soát và nắm vững các mối quan hệ khách hàng là điều quan trọng để quản trị một doanh nghiệp thành công hơn bao giờ hết.
Theo Enternews
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.