8 khác biệt văn hóa kinh điển giữa người Anh và người Ý

Quốc tế
07:43 AM 11/07/2021

Trong khi người Anh rất giỏi xếp hàng và uống rượu thì người Italy lại nổi tiếng về ẩm thực và... đến muộn.

Mặc dù cùng ở Châu Âu nhưng nền văn hóa Anh-Italy khá khác biệt. Lối sống khác nhau khiến nhiều người Anh cảm thấy sốc khi qua sinh sống ở Italy và ngược lại. Hãy cùng chúng tôi tổng hợp một số sự khác biệt giữa 2 quốc gia nổi tiếng ở Châu Âu này nhé.

- Thói quen ẩm thực

Người Italy khá coi trọng các bữa ăn gia đình. Đối với họ, các bữa ăn không chỉ để nạp năng lượng mà còn để trò chuyện, thư giãn và kết nối tình thân. Cho dù bận đến đâu thì người Italy vẫn có gắng có một bữa ăn tử tế với người thân của họ. Trái lại, người Anh sẵn sàng vừa ăn vừa làm việc hoặc mua đồ ăn nhanh để gấp rút hoàn thành công việc.

Với các bữa tiệc, sự hiếu khách của người Italy khiến bạn sẽ phải từ chối khá nhiều đồ ăn vì quá no. Tại Anh, bạn thường phải mang quà hoặc một chai rượu đến bữa tiệc, chú ý phong thái khi ăn và thường đói meo sau buổi tiệc đó.

8 khác biệt văn hóa kinh điển giữa người Anh và người Ý - Ảnh 1.

- Chào hỏi khi gặp gỡ

Tại Italy, việc chào hỏi mọi người bằng cách ôm và hôn lên má nhau là chuyện bình thường, thậm chí kể cả với 2 người đàn ông. Tại Anh, mọi người giữ khoảng cách khi chào hỏi và thông thường chỉ có người đồng tính mới ôm hôn với người đồng giới.

- Thói quen về khoảng cách riêng tư và đụng chạm

Người Italy khá cởi mở khi nói chuyện. Quan điểm về không gian riêng tư hẹp hơn người Anh nên thường ngồi gần và thường có hành động đụng chạm thân thiện như vỗ vai, đập tay... khi nói chuyện. Trái lại người Anh có ý thức về không gian riêng tư rộng hơn nên họ sẽ để ý khoảng cách khi nói chuyện và đặc biệt không đụng chạm nếu chưa được cho phép hoặc không phải người rất thân.

- Văn hóa uống rượu

Người Anh uống bình quân 11,4 lít rượu mỗi năm còn người Italy chỉ uống khoảng 7,5 lít/năm. Thông thường người Anh khi đến quán rượu sẽ uống khá nhiều và họ ít khi uống rượu kèm đồ ăn. Trái lại người Italy uống ít hơn, họ kết hợp cả nhâm nhi các món ăn và trò chuyện.

- Văn hóa làm việc

Tổ chức làm việc tại Anh thường được cho là tốt hơn Italy với chế độ lương thưởng, ngày nghỉ rõ ràng. Tại Italy, sự nhập nhằng giữa các chế độ khiến ngay cả những thực tập sinh cũng phải lao động không khác gì nhân viên chính thức.

- Đúng giờ

Giờ giấc là một điểm khác biệt cực lớn. Người Italy thường ít khi có khái niệm đúng giờ và bất cứ khi nào ấn định một khoảng thời gian hoàn thành công việc, bạn cũng sẽ phải tự động nhân đôi nó để dành cho sự chậm trễ.

8 khác biệt văn hóa kinh điển giữa người Anh và người Ý - Ảnh 2.

Điều này hoàn toàn trái ngược với người Anh khi họ rất coi trọng sự đúng giờ. Thông thường khi thông báo thời gian hoàn thành công việc thì bạn phải hoàn thành trước đó để có thời gian xét duyệt. Khi bạn lên lịch hẹn với người Anh thì tốt nhất nên đến sớm, còn với người Italy thì cứ trừ đi 30 phút đến muộn.

- Xếp hàng

Tại Italy, hầu như mọi người không có thói quen xếp hàng nếu không có hướng dẫn. Điều này trái ngược với người Anh khi họ tự động xếp hàng dù chẳng có biển báo nào. Mọi người có thể xếp hàng đến hàng giờ liền mà không hỗn loạn hay ồn ào, họ đứng đọc sách, lướt điện thoại và yên tĩnh chờ. Những người không chờ kịp thì sẽ tự động bỏ hàng trong yên lặng.

- Cân nặng

Dù chế độ ăn nhiều Calories như mỳ ý, pizza... nhưng người Italy lại khá gầy so với người Anh. Tất nhiên không phải người Italy nào cũng gầy nhưng phần lớn người Anh đến đây đều ngạc nhiên khi chế độ ăn nhiều chất béo lại chẳng mấy ai bị béo phì. Trái lại, tỷ lệ người bệnh béo phì và tiểu đường tại Anh lại khá cao khiến chính phủ phải áp thuế đường lên nước ngọt có ga.

*Nguồn :Tổng hợp

Băng Băng
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.