88 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trên HOSE

Chứng khoán
11:18 AM 09/09/2020

Việc Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM vừa ra thông báo bổ sung mã chứng khoán VSH của Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH) đã nâng danh sách chứng khoán không được giao dịch ký quỹ tại HoSE lên con số 88 mã chứng khoán.

Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng năm 2020 của Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh là số âm.

88 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trên HOSE - Ảnh 1.

Ảnh minh họa, nguồn internet.

Trong báo cáo tài chính hợp nhất soát xét giữa niên độ, phía kiểm toán - Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam cũng đưa ra vấn đề cần nhấn mạnh. Theo đó, phía VSH đã phát sinh khoản lỗ thuần sau thuế cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2020 là gần 3,2 tỷ đồng và nợ phải trả ngắn hạn của công ty lớn hơn tài sản ngắn hạn với số tiền 690 tỷ đồng.

Theo đó, ngoại trừ các mã chứng khoán không được ký quỹ do có thời gian niêm yết dưới 6 tháng, có tới 23 mã chứng khoán bị vào “danh sách đen” do có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng năm 2020 là số âm như PLX (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam), HVN (Tổng công ty Hàng không Việt Nam), PNC (Công ty CP Văn hóa Phương Nam), ROS (Công ty CP Xây dựng FLC FAROS), VNS (Công ty CP Ánh Dương Việt Nam)...

Một số mã chứng khoán khác bị đưa vào diện không được giao dịch ký quỹ do báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2019 có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán như BHN (Tổng Công ty CP Bia - Rượu – nước giải khát Hà Nội), DQC (Công ty CP Bóng đèn Điện Quang), HU1 (Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD1).

Trong khi đó, mã LM8 của Công ty CP Lilama 18 và HU3 của Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD3 không được giao dịch ký quỹ do bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Các mã chứng khoán còn lại đều thuộc diện cảnh báo, kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt như DTL (Công ty CP Đại Thiên Lộc), HAG (Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai), PIT (Công ty CP XNK Petrolimex), POM (Công ty CP Thép Pomina), TLH (Công ty CP Tập đoàn Thép Tiến Lên), YEG (Công ty CP Tập đoàn Yeah1)...

Trang Thu
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.