9 tháng đầu năm, tỷ giá thương mại xăng dầu giảm 16,9%
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kế, tỷ giá thương mại 9 tháng đầu năm 2021 giảm 3,75% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy giá xuất khẩu hàng hóa không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa.
Giá cả hàng hóa tăng cao trên thị trường quốc tế
Theo đó, thị trường hàng hóa thế giới năm nay đã chịu tác động từ nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là tình hình phức tạp của đại dịch Covid-19. Trước hết, sự phục hồi kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu không được đồng đều bởi có sự khác biệt giữa tỷ lệ tiêm chủng của các quốc gia và khu vực.
Tiếp đến, mức thuế quan nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ không thay đổi do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung kéo dài. Hơn nữa, giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế vẫn có nhiều biến động.
Nhiều quốc gia triển khai các gói kích thích tăng trưởng, đẩy nhanh tiến trình phục hồi nền kinh tế làm nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất tăng khiến giá các mặt hàng này tăng nhanh trên thị trường thế giới.
Hiện nay, các quốc gia liên tục tung ra các gói kích thích tăng trưởng, đẩy nhanh tiến trình phục hồi nền kinh tế. Việc này đã dần đến tăng nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, cũng như giá các hàng hóa này tăng nhanh trên thị trường thế giới.
Hơn nữa, sự thiếu hụt container vận chuyển hàng hóa đã khiến chi phí vận chuyển tang, làm giá hàng hóa tăng mạnh trên thị trường quốc tế.
Thị trường Việt Nam cũng diễn biến tương tự thị trường thế giới, giá nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nội địa 9 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm 2020. Chính phủ và các Bộ, ngành đã tích cực quản lý, điều hành giá cũng như triển khai chính sách về tài khóa, tiền tệ để kích thích lại nền kinh tế.
Tỷ giá thương mại thấp nhất trong 5 năm gần đây
Trong 9 tháng đầu năm, tỷ giá thương mại hàng hóa sụt giảm 3,75% so với năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là do chỉ số giá xuất khẩu có mức tăng thấp hơn mức tăng của chỉ số giá nhập khẩu, mức thấp nhất trong 5 năm gần đây.
Theo đó, mức giảm cụ thể như sau: xăng dầu (-16,9%), gỗ và sản phẩm gỗ (-7,19%), cao su (- 5,93%), hàng rau quả ( - 2,65%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (-1,25%), hàng thủy sản (- 0,02%). Chỉ có sắt, thép tăng 5,47%.
Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê.
Về xuất khẩu, 9 tháng đầu năm chỉ số giá xuất khẩu tăng 2,05% so với cùng kỳ. Cụ thể, chỉ số giá của nhóm tăng như sau: nông sản, thực phẩm (3,28%), nhóm nhiên liệu ( 8,86%) và nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác (1,62%).
Đáng chú ý, 32/40 nhóm hàng xuất khẩu chính có chỉ số giá 9 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu sắt, thép tăng cao 24,37% (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,6%) do, nhu cầu cho sản xuất, xây dựng trên thế giới tăng trong giai đoạn phục hồi.
Ngoài ra, giá xuất khẩu xăng dầu các loại tăng 13,06%, tăng theo giá nhiên liệu trên thế giới. Giá xuất khẩu hàng may mặc tăng 8,64%, giá xuất khẩu gạo tăng 8,92% và giá xuất khẩu phân bón tăng 12,68%.
Về nhập khẩu, 9 tháng đầu năm chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tăng 6,03%. Cụ thể, chỉ số giá của các nhóm như sau: nhóm nông sản, thực phẩm (4,36%), nhóm nhiên liệu (34,13%), nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác (4,92%)
Trong đó, 35/42 nhóm hàng nhập khẩu chính có chỉ số giá 9 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ 2020. Cụ thể, một số mặt hàng có mức tăng mạnh như sau: khí đốt hóa lỏng tăng 42,5%, xăng dầu các loại tăng 36,05, sắt, thép tăng 17,93%, thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 14,42%.
Đặng SơnĐà Nẵng, Phú Quốc dẫn đầu top điểm đến được ưa chuộng dịp Tết Ất Tỵ 2025 với nhiều trải nghiệm đặc sắc thuyết phục du khách chọn “ăn tết” xa nhà hoặc tận hưởng năm mới theo cách riêng.