9 tháng năm 2024, kinh tế Hải Dương tiếp tục có những điểm sáng tích cực

Địa phương
09:49 PM 04/10/2024

Tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2024 của tỉnh Hải Dương ước đạt 9,31%, đứng thứ 4 vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 11 trên cả nước.

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế của Hải Dương đứng sau các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Hồng là: Nam Định (9,35%), TP.Hải Phòng (9,77%), Hà Nam (10,89%). Bắc Giang là tỉnh dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế với mức tăng ước đạt 13,9% trong 9 tháng vừa qua.

Trước đó, mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng năm 2024 của tỉnh Hải Dương đạt 9,81% nhưng quý III giảm còn 8,32%. Nguyên nhân làm tăng trưởng của tỉnh sụt giảm trong quý III chủ yếu do cơn bão số 3 và tình hình mưa lũ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của một số ngành, lĩnh vực.

Ước tính suy giảm sản xuất do mưa bão làm tăng trưởng của Hải Dương giảm 1,7 điểm% trong quý III; làm giảm 0,5 điểm% tăng trưởng cả năm.

9 tháng năm 2024, kinh tế Hải Dương tiếp tục có những điểm sáng tích cực- Ảnh 1.

Hải Dương đứng thứ 11 cả nước về tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2024

Đối với khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản), tăng trưởng 9 tháng ước đạt 3,4%; trong đó quý III tăng 2,37%; tăng chủ yếu do hoạt động chăn nuôi và thủy sản vẫn duy trì tốc độ tăng khá, trong khi hoạt động trồng trọt giảm.

Mưa bão làm hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng; không chỉ ảnh hưởng trong quý III mà còn tiếp tục làm suy giảm sản lượng trong cả quý IV và sản xuất vụ đông năm 2025; ước tính tăng trưởng quý III giảm 2,8 điểm% và sẽ giảm hơn 4 điểm% trong quý IV; ảnh hưởng cụ thể như sau: Về trồng trọt, rau màu vụ mùa (trừ lúa) có nhiều diện tích đã thu hoạch trước bão nên thiệt hại kông nghiêm trọng; nhưng diện tích lúa mùa và cây lâu năm bị thiệt hại đáng kể sẽ ảnh hưởng khá lớn đến năng suất, sản lượng trong quý IV.

Hoạt động chăn nuôi chịu ảnh hưởng ít hơn, thiệt hại chủ yếu do sập, đổ chuống trại khi bão đổ bộ; số chết chiếm 0,8% đàn số gia súc, 5,4% tổng đàn gia cầm.

Nuôi trồng thủy sản chịu ảnh hưởng lớn; thiệt hại chủ yếu ở phương thức nuôi lồng, bè (chiếm gần 1/3 sản lượng thủy sản) do tràn, vỡ, trôi lồng, thay đổi môi trường nước nên buộc phải “bán tháo”… làm suy giảm sản lượng trong quý III và quý IV.

Khu vực II (công nghiệp và xây dựng), tăng trưởng 9 tháng ước đạt 12,32%; trong đó quý III tăng 10,19%. Sản xuất công nghiệp quý III ước tăng 10,72%; nguyên nhân do mưa bão và lũ từ thượng nguồn ảnh hưởng khá lớn, ước tính làm giảm tăng trưởng công nghiệp quý III xuống 2,2 điểm%; cụ thể: Mưa, bão làm một số nhà xưởng bị tốc mái, hạ tầng lưới điện hư hỏng nên mất điện ở một số khu, cụm công nghiệp… làm cho sản xuất bị gián đoạn, doanh thu sản xuất công nghiệp trong quý III giảm khoảng 960 tỷ; làm giảm tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp quý III khoảng 0,8 điểm%.

Mưa, bão ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất điện; trong đó, ảnh hưởng trực tiếp làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà máy nhiệt điện; ảnh hưởng gián tiếp khi phụ tải sử dụng điện cả miền Bắc giảm, EVN lại ưu tiên sử dụng nguồn thủy điện, hạn chế sử dụng nhiệt điện. Vì vậy, sản lượng điện sản xuất quý III giảm 11,0% so với cùng kỳ (6 tháng +18,7%), kéo giảm tăng trưởng ngành công nghiệp quý III 1,4 điểm% (6 tháng đóng góp 3,0 điểm% vào tăng trưởng công nghiệp).

Trong quý III, công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là điểm sáng của tỉnh Hải Dương khi có tăng trưởng của ngành này ước đạt 13,66% (nếu không chịu ảnh hưởng mưa bão sẽ đạt trên 14%); đây là mức tăng cao hơn 6 tháng đầu năm khá nhiều. Các ngành công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng cao trong quý III như: Chế biến thực phẩm; Dệt; Sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính; Sản xuất thiết bị điện; Sản xuất máy móc, thiết bị chuyên dụng (máy bơm, máy khâu…); Sản xuất ô tô và linh kiện ô tô.

Tăng trưởng ngành xây dựng của Hải Dương trong quý III ước đạt 5,35%; thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 9,01% của 6 tháng đầu năm; nên đã kéo tăng trưởng 9 tháng xuống còn 7,58%. Nguyên nhân chủ yếu do trong quý III số ngày mưa khá nhiều, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của hầu hết các công trình (thiệt hại trực tiếp từ cơn bão số 3 đối với hoạt động xây dựng không đáng kể).

Đối với khu vực III (dịch vụ) của Hải Dương tăng trưởng ước đạt 6,58%, trong đó quý III tăng 6,08%. Hoạt động thương mại ít chịu ảnh hưởng của mưa bão nhưng vẫn có thời điểm khan hiếm hàng hóa. Các dịch vụ như vận tải, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí… ít nhiều cũng bị sụt giảm doanh thu.

Ngọc Mỹ
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.