Agribank, BIDV và VietinBank là 3 nhà băng tích cực giảm lãi cho khách hàng nhất trong năm Covid 2021: Khách vay sẽ được hỗ trợ đến hết năm 2023?
Năm 2021, 16 Ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi Covid -19, tổng số tiền lãi giảm luỹ kế lên đến hơn 21.000 tỷ đồng. Năm 2022, Nghị quyết 43/43/2022/QH15 tiếp tục kéo dài thời hạn miễn, giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đến hết năm 2023.
Hai năm 2020 - 2021, các đối tượng cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Doanh thu suy giảm do năng suất lao động giảm vì nhiễm bệnh và cách ly. Trong khi đó, giá vốn tăng do gián đoạn chuỗi cung ứng, chi phí đầu vào cùng chi phí vận chuyển tăng cao. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phát sinh thêm nhiều chi phí phòng chống dịch Covid -19.
Với các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng vốn vay Ngân hàng tình hình lại càng khó khăn hơn. Không chỉ lợi nhuận sụt giảm mà dòng tiền, yếu tố quan trọng nhất để trả nợ gốc khi đến hạn cũng bị suy yếu do không bán được hàng, hoặc bán hàng nhưng chậm, khó thu hồi công nợ.
Ngoài ra, còn một bộ phận lớn những người làm công ăn lương trước đây vay Ngân hàng mua nhà, xe,.. trả góp nhưng nay thu nhập cũng bị suy giảm do đại dịch.
Doanh nghiệp phát sinh nhiều chi phí liên quan đến phòng, chống dịch Covid trong giai đoạn 2020 - 2021
Trong điều kiện đó, thông tư 14/2021/TT-NHNN ra đời, quy định các tổ chức tín dụng quyết định việc miễn, giảm lãi, phí đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.
Việc miễn, giảm lãi vay theo thông tư 14 áp dụng đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được thực hiện đến ngày 30/6/2022.
Đầu năm 2022, nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ra đời, đã đề cập đến việc miễn, giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đến 31/12/2023.
Theo đó, Nghị quyết nêu rõ tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo dõi sát diễn biến kinh tế, thị trường tiền tệ để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Năm qua, các nhà băng đã tích cực thực hiện giảm lãi suất theo chỉ đạo của NHNN, vượt tổng số tiền cam kết đề ra
Tổng kết năm 2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, các NHTM đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay với tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 31/12/2021 của 16 ngân hàng là khoảng 21.244 tỷ đồng, đạt 105,13% so với cam kết.
Đứng đầu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 5.512 tỷ đồng; trên tổng số 3,5 triệu khách hàng.
Agribank là ngân hàng tích cực giảm lãi cho khách hàng trong năm 2021 nhất
3 vị trí tiếp theo thuộc về 3 ngân hàng quốc doanh còn lại, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã giảm tổng số tiền lãi là 4.635 tỷ đồng; trên tổng số 269.644 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 4.128 tỷ đồng; trên tổng số 452.746 khách hàng. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 2.259 tỷ đồng; trên tổng số 967.697 khách hàng.
Trong số các Ngân hàng TMCP, ngân hàng TMCP Á Châu là nhà băng tích cực giảm lãi cho khách hàng nhất với tổng số tiền lãi đã giảm là 859 tỷ đồng; trên tổng số 127.931 khách hàng.
Các ngân hàng còn lại lần lượt có kết quả giảm lãi cho khách hàng trong năm 2021 như sau:
Ngân hàng TMCP Quân đội, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 640 tỷ đồng; trên tổng số 104.464 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng: Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 605 tỷ đồng; trên tổng số 274.518 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam: Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 539 tỷ đồng; trên tổng số 2.396 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội: Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 389 tỷ đồng; trên tổng số 41.670 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín: Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 453 tỷ đồng; trên tổng số 67.457 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh: Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 302 tỷ đồng; trên tổng số 18.835 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á: Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 287 tỷ đồng; trên tổng số 58.552 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong: Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 246 tỷ đồng; trên tổng số 32.697 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải: Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 185 tỷ đồng; trên tổng số 4.233 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 158 tỷ đồng; trên tổng số 12.236 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Quốc tế: Tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 47 tỷ đồng; trên tổng số 8.966 khách hàng.
An VũGiá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.