Agribank Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số

Địa phương
09:16 AM 10/04/2025

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (Agribank) đã triển khai nhiều giải pháp đầu tư hạ tầng công nghệ, cung ứng các dịch vụ ngân hàng số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Agribank Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số- Ảnh 1.

Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hoá đã lắp đặt 38 máy gửi rút tiền tự động Autobank CDM, ATM trên địa bàn quản lý.

Để đưa dịch vụ ngân hàng số đến với người dân, nhất là khu vực nông thôn, cán bộ, nhân viên Agribank Thanh Hóa đã trực tiếp đến các cơ sở kinh doanh, cửa hàng, đơn vị, doanh nghiệp, các hộ dân để giới thiệu, tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm dịch vụ tiện ích của Agribank; tổ chức tuyên truyền tại tất cả các xã về các ứng dụng mới, tiện ích khi thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian giao dịch, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số theo đúng chủ trương của Chính phủ và ngành ngân hàng.

Với mục tiêu hướng đến ngân hàng số, đáp ứng yêu cầu quản trị ngân hàng hiện đại, Agribank Thanh Hóa đã tập trung phát triển, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin gắn với phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, Agribank Thanh Hóa đã nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, bảo đảm an toàn, bảo mật, nâng cao trải nghiệm và gia tăng sự hài lòng của khách hàng, thực hiện tốt nội dung thanh toán thẻ và ngân hàng điện tử đến người dùng. Triển khai các phương thức xác thực giao dịch nâng cao đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước và bảo đảm an toàn trong giao dịch ngân hàng điện tử cho khách hàng.

Agribank Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số- Ảnh 2.

Cán bộ ngân hàng hướng dẫn cách sử dụng cho người dân.

Hiện nay, Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hoá đã lắp đặt 38 máy gửi rút tiền tự động Autobank CDM, ATM trên địa bàn quản lý cũng như chủ động nâng cấp hạ tầng công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động ngân hàng. Nhiều nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng đã được số hóa 100% như tiền gửi tiết kiệm, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, chuyển tiền...

Đặc biệt, khách hàng có thể chủ động lựa chọn gửi tiền tiết kiệm trực tuyến ngay tại máy CDM qua thẻ ATM với các kỳ hạn đa dạng, lãi suất cao hơn gửi tiền trực tiếp tại quầy giao dịch. Thời gian thực hiện các giao dịch của máy linh hoạt 24/7, kể các các ngày nghỉ, lễ, giúp khách hàng có thể giao dịch ngân hàng bất cứ thời điểm nào mà không cần phải chờ đợi, xếp hàng, xuất trình giấy tờ, viết hay ký bất kỳ chứng từ giao dịch nào. Điều đó không khác ngân hàng thu nhỏ nên việc sử dụng rất nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian.

Bên cạnh đó, ngân hàng đang cung cấp hơn 200 sản phẩm dịch vụ như Ngân hàng số Agribank Digital; ngân hàng điện tử Agribank Plus, Ebanking, thanh toán hóa đơn qua QR Code, Viet Qr….. Tăng cường các chương trình hợp tác cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như chi trả lương, thanh toán tiền điện, nước, hoá đơn; cước viễn thông; thu hộ, chi hộ, thanh toán phí dịch vụ công…. góp phần giảm tải lượng giao dịch tại quầy, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt.

Agribank Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số- Ảnh 3.

Cán bộ ngân hàng tư vấn dịch vụ cho doanh nghiệp.

Lãnh đạo Agribank Thanh Hoá chia sẻ: Chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng, riêng với Agribank Thanh Hoá đã góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết giảm các chi phí hoạt động, và tiết giảm thủ tục hành chính đối với khách hàng, một số giao dịch khách hàng không cần tới ngân hàng, mà có thể sử dụng dịch vụ như tại quầy, giao dịch bất kể ngày đêm hay ngày nghỉ, cung cấp trải nghiệm cho khách hàng. Nhờ ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, đến nay, Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hoá đã có gần 400 nghìn khách hàng giao dịch, với tổng nguồn vốn huy động đạt 27.820 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 27.754 tỷ đồng.

Hiện nay, Thanh Hóa có hơn 21.350 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 90% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Tỷ lệ doanh nghiệp chuyển đổi số đạt 29,6%, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh hiện có 5.550 doanh nghiệp được khảo sát đánh giá mức độ hoàn thành chuyển đổi số cùng với 337 doanh nghiệp công nghệ số theo quy định. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công mô hình chuyển đổi số, nền tảng số, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh. 

Việc triển khai các giải pháp bảo vệ thương hiệu trên nền tảng số và nâng cao nhận thức về thương mại điện tử là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp Thanh Hóa phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.

Yến Hoàng
Ý kiến của bạn
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hoá: Lực đẩy để phát triển Thủ đô Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hoá: Lực đẩy để phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo “Giải pháp tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm lấy ý kiến cho các dự thảo về việc thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa và các khu phát triển thương mại - văn hóa, tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô.