Ai sẽ là người kế nhiệm Shinzo Abe?

Quốc tế
09:21 AM 29/08/2020

Việc Thủ tướng Shinzo Abe, nhà lãnh đạo Nhật Bản trị vì lâu nhất đột ngột từ chức, không có người thừa kế rõ ràng đã đẩy Đảng Dân chủ Tự do (LDP) vào một cuộc đua gay cấn để chọn ra nhà lãnh đạo tiếp theo.

Ai sẽ là người kế nhiệm Shinzo Abe? - Ảnh 1.

Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái: Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida và đương kim Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi. Ảnh: Reuters

LDP dự kiến sẽ tổ chức một cuộc bầu cử để chọn ra người lãnh đạo tiếp theo vào giữa tháng 9. Người chiến thắng trong cuộc đua đó sẽ trở thành Thủ tướng Nhật Bản, người sẽ phải đối mặt với thách thức ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19 và vực dậy nền kinh tế bị tàn phá bởi đại dịch.

Shigeru Ishiba, đối thủ lâu năm của Thủ tướng từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Fumio Kishida, cựu Ngoại trưởng, được cho là sẽ "ngả mũ" trước sàn đấu. Và Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, cánh tay phải trung thành của Abe là người đang có được sự chú ý nhiều nhất.

Ai sẽ là người kế nhiệm Shinzo Abe? - Ảnh 2.

Shigeru Ishiba, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, từng là Bộ trưởng Phục hồi kinh tế khu vực của Abe. Ảnh: Nikkei

Ishiba, báo hiệu ý định tham gia cuộc đua, đã tổ chức một cuộc họp của phe nhóm của mình vào ngày hôm qua. Ishiba, người cũng từng là Tổng thư ký LDP, dẫn đầu các đảng viên khác như một người kế nhiệm tiềm năng trong các cuộc khảo sát ý kiến. Ông đã đánh từng đánh bại Abe trong một cuộc khảo sát ý kiến của Nikkei vào tháng 7 giữa những người ủng hộ LDP.

Ishiba đã ba lần tranh cử chủ tịch LDP cho đến nay. Năm 2012, ông chiếm được nhiều phiếu nhất trong số các quan chức đảng trong khu vực và những người ủng hộ. Tuy nhiên Ishiba đã thua trong trận tái đấu với Abe vào năm 2018.

Ai sẽ là người kế nhiệm Shinzo Abe? - Ảnh 3.

Cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, hiện là Trưởng ban chính sách của LDP cầm quyền, phát biểu trong ủy ban ngân sách hạ viện. Ảnh: Nikkei

Phe của Ishiba chỉ có 19 thành viên trong khi phải cần có 20 người mới đủ để đề cử ứng viên cho vị trí lãnh đạo LDP. Điều đó sẽ khiến Ishiba gặp bất lợi đáng kể trong một cuộc bầu cử đặt nặng hơn vào phiếu bầu của các nhà lập pháp so với phiếu bầu của các đảng viên thông thường.

Ishiba nói: "Lợi ích lớn nhất của việc trở thành một đảng viên là có cơ hội được bầu ra lãnh đạo của đảng". Ông cho rằng "tất cả các phiếu bầu nên có trọng lượng như nhau".

Kishida, người hiện là Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Chính sách quyền lực của LDP, dẫn đầu phe LDP đứng vị trí thứ tư.

Abe trước đây đã đề cập đến Kishida như một người kế nhiệm khả dĩ, ca ngợi nỗ lực của ông với tư cách là một Ngoại trưởng nhằm hiện thực hóa chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Hiroshima.

Một nhà lập pháp chu đáo nhưng có lẽ không lôi cuốn, Kishida ở vị trí gần cuối các cuộc thăm dò dư luận. Đặc biệt, các nhà lập pháp trẻ tuổi tỏ ra nghi ngờ về việc Kishida sẽ là gương mặt đại diện cho đảng trong cuộc bầu cử hạ viện tiếp theo.

Ai sẽ là người kế nhiệm Shinzo Abe? - Ảnh 4.

Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga từ lâu đã là người giữ vai trò chủ chốt trong nội các Abe. Ảnh: Nikkei

Suga đã nổi lên như một người kế vị khả dĩ. Ông là một nhân tố quan trọng của nội các, kể từ khi Abe bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai vào tháng 12/2012.

Là một đặc vụ chính trị khôn ngoan, Suga cũng chỉ huy các mối quan hệ rộng rãi trong LDP và đảng Komeito, đối tác của liên minh cơ sở. Mặc dù Suga không thuộc đảng phái nào, nhưng nhiều nhà lập pháp không liên kết với các phe phái đang thúc đẩy Suga kế vị Abe.

Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono, một thành viên của phe Aso, đã bày tỏ sự quan tâm đến cuộc đua. Aso đã có lúc tỏ ra ủng hộ Kishida làm người thay thế Abe, nhưng những người khác trong phe của Aso nói rằng sự ủng hộ đó nên chuyển sang Kono thay thế. Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono cũng được coi là ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm Thủ tướng Abe.

Ai sẽ là người kế nhiệm Shinzo Abe? - Ảnh 5.

Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono cũng được coi là ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm Thủ tướng Abe. Ảnh: Nikkei

Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi, người đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Nhật với tư cách là Bộ trưởng Thương mại, cũng có thể tham gia cuộc đua.

Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi, một người cũng được đánh giá cao trong các cuộc thăm dò dư luận cho vị trí kế nhiệm tiềm năng. Ông Koizumi nói: "Công việc của thủ tướng không phải là việc có thể làm một mình. Nếu không có sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, tôi không thể đi đến điểm xuất phát".

Ai sẽ là người kế nhiệm Shinzo Abe? - Ảnh 6.

Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi nói chuyện với các phóng viên tại Bộ vào tháng 8. Ảnh: Nikkei

Patrick Cronin, một chuyên gia về Đông Á tại Viện Hudson, cho rằng sự ra đi của Abe sẽ đem lại cơ hội cho một thế hệ lãnh đạo chính trị trẻ hơn của Nhật Bản.

Ông nói thêm: "Quá trình chuyển đổi là một thời điểm rất thú vị, nhưng cũng một giai đoạn đầy khó khăn và dễ bị "tổn thương". Chúng ta không nên sợ thay đổi mà nên xem đó là cơ hội để điều chỉnh nhằm đối phó với những thách thức của ngày mai".

Các quan chức cấp cao của LDP đã tổ chức một cuộc họp khẩn vào ngày hôm qua (28/8) ngay sau khi ông Abe từ chức, trong đó, giao nhiệm vụ cho Tổng thư ký Đảng Toshihiro Nikai quyết định về thời gian và phương pháp lựa chọn. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào thứ 31/8.

Xuân Trường
Ý kiến của bạn
Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024 Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.