Ấn Độ chiếm 61% sản lượng xuất khẩu hoa hồi Việt Nam

Xuất nhập khẩu
09:25 AM 09/06/2024

Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, đứng nhất về xuất khẩu quế và đứng thứ hai về xuất khẩu hoa hồi. Tháng 5/2024, Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi chính của Việt Nam khi chiếm đến 61% sản lượng xuất khẩu với 951 tấn.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 5 đạt 1.560 tấn với trị giá khoảng 7,2 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng trước đó. Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của Việt Nam khi chiếm đến 61% sản lượng xuất khẩu với 951 tấn. Prosi Thăng Long và Tuấn Minh là 2 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong tháng 5 với 241 tấn và 101 tấn.

Lũy kế 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.475 tấn hoa hồi với kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 triệu USD, giảm 14,7% về lượng và giảm 29,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Prosi Thăng Long là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất chiếm 19,4% thị phần với 1.064 tấn. Theo sau là các doanh nghiệp Tuấn Minh 300 tấn, Nedspice Việt Nam 277 tấn, Senspices 216 tấn và Hồng Sơn Việt Nam với 195 tấn.

Ấn Độ chiếm 61% sản lượng xuất khẩu hoa hồi Việt Nam- Ảnh 1.

Ấn Độ tiếp tục là thị trường lớn nhất của hoa hồi Việt Nam. Ảnh: Internet

Về các thị trường xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm, Ấn Độ vẫn là khách hàng lớn nhất với 3.360 tấn, tiếp đến là Mỹ với 399 tấn, Bangladesh với 140 tấn. Ấn Độ không chỉ là nước tiêu thụ quế, hồi hàng đầu thế giới mà còn là nhà sản xuất dược liệu lớn. Hiện tại, Việt Nam chiếm hơn 80% lượng nhập khẩu quế, hồi của Ấn Độ, nhờ hàm lượng tinh dầu cao và hương vị đặc trưng của quế Việt Nam. Lợi thế xuất khẩu sang Ấn Độ còn được hỗ trợ bởi ưu đãi thuế quan từ Hiệp định FTA ASEAN - Ấn Độ.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước duy nhất có thể sản xuất hồi với số lượng lớn nhờ điều kiện thuận lợi. Nước ta có diện tích trồng hồi khoảng 40.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn.

Cây hồi phát triển tốt tại Lạng Sơn do phù hợp với loại đất và sinh trưởng ở địa hình cao. Người dân xứ Lạng gắn bó với rừng hồi kiểu cha truyền con nối. Trồng một lần và cho thu hoạch cả trăm năm sau. Riêng diện tích hồi Lạng Sơn đã chiếm hơn 70% của cả nước. Tinh dầu hồi là nguyên liệu quý sản xuất thuốc xoa bóp, tiêu hóa, chế biến những đồ mỹ phẩm, hương liệu.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.