Ấn Độ: Phát hiện biến chủng virus corona 'đột biến kép'

Sức khỏe
04:01 PM 25/03/2021

Ấn Độ vừa phát hiện một biến chủng virus corona "đột biến kép" trong 206 mẫu bệnh phẩm ở Maharashtra, nơi số ca nhiễm mới và tử vong trong một ngày cao nhất năm nay.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Quốc gia - Sujeet Kumar Singh - cho biết, biến chủng này cũng được phát hiện trong 9 mẫu ở thủ đô New Delhi.

Tuy nhiên, Bộ Y tế Ấn Độ khẳng định số ca nhiễm biến chủng mới này chưa đủ để xác định liệu biến thể này có phải nguyên nhân khiến số ca nhiễm mới hằng ngày tại Ấn Độ gia tăng trở lại trong thời gian gần đây.

Ấn Độ phát hiện biến chủng virus corona 'đột biến kép' - Ảnh 1.

Một nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm để tìm coronavirus ở Mumbai, thủ phủ tài chính của Maharashtra. Ảnh: EPA

Các nhà dịch tễ học cho biết, cụm từ "đột biến kép" không phải là một thuật ngữ, nó dùng để chỉ một biến thể mới có các đặc điểm của hai biến thể đã được xác định trước đó.

Ramanan Laxminarayan, nhà sáng lập Trung tâm Động lực học, Kinh tế và Chính sách ở New Delhi cho biết: "Hiện chưa có bằng chứng về việc những biến chủng này dễ lây lan hơn hay dễ gây chết người hơn, vì vậy, chúng ta không cần quá lo lắng".

Trước đó, Ấn Độ cũng đã phát hiện một số ca nhiễm biến chủng của SARS-CoV-2 từng phát hiện tại Anh, Brazil và Nam Phi.

Ngày 24/3, Ấn Độ ghi nhận thêm 47.262 ca nhiễm SARS-CoV-2. Đây cũng là ngày Ấn Độ có số ca nhiễm mới cao nhất kể từ đầu tháng 11/2020. Đến nay, tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại nước này đã vượt con số 11 triệu ca, sau Mỹ và Brazil. Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 tại Ấn Độ trong 24 giờ qua cũng đã lên con số cao nhất từ đầu năm đến nay, 275 ca/ngày.

Lo ngại dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến đáng lo ngại, trong bối cảnh nhiều lễ hội lớn sắp diễn ra, nhà chức trách Ấn Độ yêu cầu các bang tuân thủ nghiêm quy định phòng chống dịch bệnh.

Nhung T. (tổng hợp)
Ý kiến của bạn
Sớm xây dựng thị trường tín chỉ carbon Sớm xây dựng thị trường tín chỉ carbon

Việc xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ carbon là cần thiết, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam.