An Giang: Bắt nhóm đối tượng khai thác khoáng sản trái phép trong đêm
Ngày 10/01, Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang cho biết, từ tin báo của người dân qua đường dây nóng của Giám đốc Công an tỉnh, lực lượng liên ngành vừa bắt quả tang một nhóm đối tượng đang khai thác khoáng sản (cát, đất) trái phép trên địa bàn huyện Tri Tôn.
Trước đó, vào khoảng 20h50, ngày 9/01, sau khi tiếp nhận tin báo của người dân, tại khu vực đất ruộng thuộc tổ 18, ấp Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, có một nhóm đối tượng đang khai thác khoáng sản trái phép, Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh, đến kiểm tra phát hiện, bắt quả tang 2 xe Kobe (máy cuốc) do tài xế Nguyễn Thành Giang (SN 1992, ngụ xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới) và Nguyễn Duy Thanh (SN 2005, ngụ thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú) điều khiển; 3 xe ô tô tải ben tự chế không biển số do tài xế Võ Văn Pháp (SN 2001), Lê Việc Khắc (SN 2001), Đinh Hồng Sơn (SN 2000) cùng ngụ xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, điều khiển và 1 ghe sắt biển số AG- 24382 do Nguyễn Văn Út (SN 1965, ngụ xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới) điều khiển, đang khai thác khoáng sản trái phép.
Ghi nhận tại hiện trường, diện tích đất cày sới khoảng 3.900 m2, độ sâu trên dưới 3m, đã khai thác khoảng 10.000 m3 đất, cát.
Tại thời điểm bắt quả tang, những người trên không xuất trình được giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp phép về hoạt động khai thác khoáng sản.
Qua làm việc, bước đầu nhóm người trên khai nhận: Nhóm khai thác, vận chuyển thuê cho chủ ở huyện Chợ Mới.
Được biết, đất ruộng trên do ông Lê Văn Trự (SN 1972, ngụ xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn) làm chủ. Ông Trừ khai nhận: Ông có hợp đồng với một công ty tại TP. Long Xuyên, để múc đất làm hầm nuôi cá với diện tích 1000 m2, độ sâu 4m, đất sẽ được công ty lấy đi nơi khác và thanh toán cho ông 70 triệu đồng. Ông Trự không xin phép cơ quan có thẩm quyền về việc múc hầm nuôi cá này.
Tổ công tác tiến hành lập biên bản vụ việc và bàn giao cho Công an huyện Tri Tôn tiếp tục điều tra xác minh xử lý theo đúng quy định.
Hồng Ân - Tiến TầmDự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.