An Giang: Khai mạc Ngày hội Mắm Châu Đốc - Đặc sản các vùng miền năm 2022
Tối 20/4, tại TP Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức khai mạc "Ngày hội Mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022" với 180 gian hàng của 150 đơn vị đến từ An Giang và 19 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia. Đặc biệt, tại lễ khai mạc ngày hội, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao bằng và huy hiệu xác nhận kỷ lục "TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang - địa phương có nhiều cơ sở sản xuất mắm Nam Bộ nhất tại Việt Nam".
Phát biểu khai mạc Ngày hội, ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, "Ngày hội Mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022" nằm trong các chuỗi sự kiện năm 2022, như kỷ niệm: ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, ngày Quốc tế Lao động 1/5, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam và Kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1932 -2022).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang bày tỏ hy vọng sự kiện "Ngày hội Mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022" sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các nhà sản xuất và các đầu mối tiêu thụ, định hướng phát triển sản xuất sản phẩm theo nhu cầu phát triển của thị trường. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu các sản phẩm và hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác hoàn thành chỉ tiêu chất lượng, nhãn hiệu của từng sản phẩm làm ra.
Đồng thời, thông qua sự kiện này, để các đơn vị mở rộng thị trường, kết nối giao thương, mặt khác, cũng là dịp để tỉnh An Giang quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, ẩm thực đa dạng, phong phú, và nét đẹp văn hóa truyền thống của 4 dân tộc Kinh - Khmer - Chăm - Hoa sinh sống tại tỉnh An Giang nói riêng và của vùng ĐBSCL nói chung.
Ông Trần Anh Thư cho biết thêm, trong khuôn khổ Ngày hội còn có các hoạt động nổi bật nhằm tạo sân chơi, giao lưu cho các doanh nghiệp và du khách như: Hội nghị kết nối giao thương chủ đề "Sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền gắn với thị trường tiêu thụ và hoạt động du lịch"; chương trình biểu diễn cộng đồng của các tỉnh, thành như: cồng chiêng Tây Nguyên; Khmer của Sóc Trăng - An Giang; Chăm An Giang, đờn ca tài tử Bạc Liêu, xiếc Long An; các hoạt động vui chơi giải trí....; đặc biệt khu trưng bày giới thiệu về nghề mắm xưa và nay; trong những ngày tổ chức sự kiện tỉnh An Giang sẽ giới thiệu những món ăn ngon, những ẩm thực đa dạng, phong phú của địa phương, đặc biệt các món ăn được chế biến từ mắm khẳng định thương hiệu Mắm Châu Đốc, An Giang đến tất cả khách tham quan Ngày hội.
Ban Tổ chức Ngày hội đã vinh danh, trao kỷ vật tặng 17 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh mắm truyền thống và tri ân những địa phương có chương trình biểu diễn cộng đồng tại ngày hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tin tưởng rằng, tại Ngày hội lần này, các doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao thương, liên kết, hợp tác kinh doanh, đầu tư, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, từng bước đưa sản phẩm thâm nhập thị trường nước bạn Campuchia, du khách có thể trải nghiệm về sắc màu văn hóa của các dân tộc anh em.
Song song đó, Ngày hội sẽ là điểm đến tham quan, mua sắm của nhân dân tỉnh nhà, khách tham quan du lịch trên khắp cả nước trên tinh thần thực hiện mục tiêu kép: vừa kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội.
Lãnh đạo tỉnh An Giang tham quan các gian hàng trưng bày tại ngày hội.
Tại lễ khai mạc, Tổ chức kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã trao bằng và huy hiệu xác nhận kỷ lục "TP Châu Đốc, tỉnh An Giang - Địa phương có nhiều cơ sở sản xuất mắm Nam bộ nhất tại Việt Nam". Ngoài ra, Ban Tổ chức Ngày hội đã vinh danh, trao kỷ vật tặng 17 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh mắm truyền thống, những đơn vị góp phần tạo nên danh tiếng nghề mắm hơn trăm năm qua của vùng đồng bằng châu thổ; đồng thời tri ân những địa phương có chương trình biểu diễn cộng đồng tại ngày hội, gồm các tỉnh: Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng và các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.
Biểu diễn cộng đồng và các tiết mục văn nghệ khai mạc tại ngày hội.
Ngày hội Mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022 có 180 gian hàng của 150 đơn vị đến từ An Giang và 19 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia, chia làm 3 khu vực: Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc sản An Giang; khu triển lãm các tỉnh, thành phố; khu không gian văn hóa ẩm thực và giao lưu văn hóa cộng đồng. Khu trưng bày giới thiệu "Đặc sản các vùng miền năm 2022" triển lãm theo 4 chuyên đề chính: Mắm - lúa gạo - thủy sản - khô. Khu vực triển lãm tôn vinh ngành Mắm An Giang sẽ tạo điểm nhấn, giới thiệu quá trình hình thành, phát triển làm nên thương hiệu của nghề làm Mắm Châu Đốc - An Giang.
Một điểm nổi bật khác tại Ngày hội là Ngôi nhà chung triển lãm "An Giang - tiềm năng - cơ hội đầu tư". Tại đây trưng bày, giới thiệu sản phẩm của tỉnh An Giang, kèm theo đó là 4 gian nhà truyền thống kết hợp tái hiện đời sống sinh hoạt hàng ngày văn hóa, văn nghệ, ẩm thực của 4 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Chăm - Hoa đang sinh sống trên địa bàn tỉnh An Giang.
Nét đẹp văn hóa truyền thống của 4 dân tộc Kinh - Khmer - Chăm - Hoa sinh sống tại tỉnh An Giang nói riêng và của vùng ĐBSCL nói chung và không gian trưng bày các gian hàng tại ngày hội.
Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.