An Giang: Nhìn lại kết quả kết nối giao thương giữa Siêu thị Tứ Sơn với Sở Công Thương các tỉnh, thành

Địa phương
03:23 PM 19/09/2022

Chiều 19/9, tại TP Châu Đốc (An Giang), Siêu thị Tứ Sơn đã tổ chức Hội đàm nhìn lại kết quả kết nối giao thương giữa Siêu thị Tứ Sơn với Sở Công Thương các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL trong giai đoạn (2015-2022).

Siêu thị Tứ Sơn hoạt động trong lĩnh vực thương mại tính đến năm 2022 đã gần 40 năm và luôn khẳng định rằng dịch vụ thương mại An Giang đầy tiềm năng, nhiều cơ hội tốt. Siêu thị Tứ Sơn ngoài việc phục vụ khách hàng trong tỉnh còn cả khách Campuchia từ các tỉnh giáp biên giới Châu Đốc - An Giang, nổi bật nhất là lượng khách đến từ các nơi đến Vía Bà Chúa xứ Núi Sam hằng năm trên 10 triệu lượt khách. Đây là tiềm năng lượng khách đến Châu Đốc - An Giang rất hữu hiệu, tạo nên nhu cầu mua sắm luôn đòi hỏi càng nhiều.

Quang cảnh hội đàm nhìn lại kết quả kết nối giao thương giữa Siêu thị Tứ Sơn với Sở Công thương các tỉnh, thành giai đoạn (2015-2022).

Quang cảnh hội đàm nhìn lại kết quả kết nối giao thương giữa Siêu thị Tứ Sơn với Sở Công Thương các tỉnh, thành giai đoạn (2015-2022).

Tham luận tại hội nghị, ông Tạ Minh Sơn - Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn đánh giá về định hướng và phát triển chiến lược kinh doanh của Siêu thị Tứ Sơn suốt những năm qua thì hàng Việt Nam sản xuất, hàng hóa mang tính chất đặc trưng nổi tiếng của từng vùng miền Việt Nam là ưu tiên, là quan tâm nhất của Siêu thị Tứ Sơn. Tính đến thời điểm hiện nay (giai đoạn 2015 - 2022) đã có trên 27 tỉnh, thành với 211 doanh nghiệp đã có quan hệ hàng hóa với STTS Siêu thị Tứ Sơn.

Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn nhận định và đánh giá rằng sự kết nối giao thương giữa người mua và người bán do Sở Công Thương đứng ra tổ chức là giải pháp thiết thực, thực tế giúp cho nhà sản xuất có cơ hội trình làng sản phẩm và người mua có cơ hội gặp gỡ trao đổi tìm nguồn hàng mới. Siêu thị Tứ Sơn cho rằng đó là sự quan tâm, đồng hành cho sự phát triển doanh nghiệp đi vào thị trường hữu hiệu nhất thông qua kết nối giao thương của Nhà nước mà đặc biệt là Sở Công Thương dành cho doanh nghiệp trong thời gian qua đáng trân trọng và đánh giá cao tính hiệu quả.

Ông Tạ Minh Sơn - Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn nhìn từ kinh nghiệm thực tế thì kết quả từ kết nối giao thương chưa đem lại đúng như mong muốn. Ông Sơn đặt vấn đề đối với các doanh nghiệp tham gia kết nối rằng, doanh nghiệp tham gia có lúc chưa thật sự đặt câu hỏi: Doanh nghiệp cần làm gì?; Làm như thế nào để tận dụng được thời gian kết nối diễn ra?. Đi tham gia kết nối để đạt được kết quả gì cho doanh nghiệp mình; Cần chuẩn bị và luôn xem xét sản phẩm nào là chủ đạo; Các giải pháp nào nhanh nhất để người tiêu dùng sớm nhận ra sản phẩm.

Ông Tạ Minh Sơn - Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn đánh giá thời qua kết nối giao thương chưa đem lại đúng như mong muốn.

Ông Tạ Minh Sơn - Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn đánh giá thời qua kết nối giao thương chưa đem lại đúng như mong muốn.

Bên cạnh đó, còn khá nhiều doanh nghiệp khi tham gia đưa sản phẩm giới thiệu rộng rãi, nhưng khi nhà cung cấp đặt vấn đề đồng ý tiếp nhận thì hàng loạt vấn đề không giải quyết được như: không xuất được hóa đơn, chưa công bố sản phẩm, chưa đáp ứng được hàng hóa do thời vụ... Ngoài ra, doanh nghiệp tham gia kết nối giao thương thường cử đại diện mà cá nhân đó thiếu sự am tường, lưu loát khi giới thiệu với khách. 

Một tâm lý vẫn còn tồn đọng là doanh nghiệp đừng bao giờ buộc khách hàng thực hiện theo yêu cầu của mình, chỉ trường hợp làm theo yêu cầu doanh nghiệp sản xuất về điều kiện bảo quản hàng hóa, hạn sử dụng, còn những vấn đề khác cần có sự hợp tác giữa hai bên là người mua - người bán. 

Doanh nghiệp chưa tận dụng thời gian tham gia để năng động mời chào. Một nguyên tắc là khách đứng lại gian hàng mình và sau đó tay chạm vào và kế tiếp khách hỏi thì xem như doanh nghiệp đó đã thành công 70%. Ngược lại doanh nghiệp cử đại diện mà người đó thờ ơ, không quan tâm đến khách thì đây là hình ảnh cần phải loại bỏ. Cung cấp thông tin cần thiết cho đơn vị tổ chức, doanh nghiệp còn thờ ơ kém tính năng động…

Hiện nay đã có tình trạng doanh nghiệp đưa ra cùng một sản phẩm chỉ khác nhau là sản phẩm đó đạt OCOP thì giá thành lại tăng (có lúc bất hợp lí), có doanh nghiệp giới thiệu rằng nếu gắn nhãn mác OCOP vào thì giá cao hơn, còn không gắn OCOP thì giá bình thường. Đây là hiện tượng đáng quan ngại nếu lâu dài thì danh xưng OCOP khó có thể chấp nhận từ cảm nhận đi đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. 

Tâm lý trông chờ và ỷ lại vào Sở Công Thương về phát triển doanh nghiệp còn nhiều, cá biệt doanh nghiệp xem đạt được kết quả ở các sự kiện thương mại do Sở Công Thương tổ chức là trách nhiệm của Sở Công Thương. Đây là tâm lý dẫn đến kém tính tự chủ, kém chủ động vì quyền lợi doanh nghiệp mình; Có nên chăng cần xem lại doanh nghiệp tham gia luôn được miễn phí tất cả?.

Thông qua hội nghị, ông Tạ Minh Sơn - Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn đề xuất trong thời gian tới đạt kết quả từ kết nối giao thương do các Sở Công Thương các tỉnh, thành tổ chức hay các sự kiện thương mại có doanh nghiệp tham gia thì doanh nghiệp cần xác định điểm đến tham gia trình làng hàng hóa thật sự có nhu cầu để mong muốn phát triển hàng hóa hay không?; Sản phẩm cần định tính, định lượng phù hợp với nơi tham gia; Đồng thời xem xét dòng sản phẩm đồng dạng, giá thành, điều kiện giao nhận. Nếu có các bước chuẩn bị từ ý tưởng ban đầu về thị trường mới thì khi vào tham gia sẽ có nhiều tính chủ động kết nối với khách hàng.

Sở Công Thương các tỉnh, thành cần rà soát và kiểm tra tính pháp lý về sản phẩm hàng hóa được thể hiện rõ: công bố chất lượng; An toàn vệ sinh thực phẩm; Giấy phép đăng ký kinh doanh; Điều kiện và hình thức xuất hóa đơn; Bảng giá chào hàng; Ngay cả hình thức về nhãn hàng hóa trong đó ngày sản xuất và ngày hết hạn được minh bạch. 

Song song đó, Sở Công Thương ở địa phương nên có chọn lọc sản phẩm mang tính đặc trưng nổi tiếng ở địa phương là thuộc nhóm ưu tiên. Vì khi kết nối hay sự kiện thương mại sản phẩm có đặc trưng riêng địa phương sẽ góp phần làm nổi bật sản phẩm gắn kết địa lý vùng. Doanh nghiệp tham gia cần tham khảo nơi đến trình làng sản phẩm tiếp cận thị trường. Đây là yếu tố giúp cho doanh nghiệp "biết người biết ta" vì khách hàng ở nơi đến luôn quan tâm tìm sản phẩm khác lạ từ địa phương khác. Tránh sản phẩm đồng dạng, hay tránh giá thành quá cao so với sản phẩm tương đồng.

Khách tham quan các sản phẩm trưng bày OCOP tại Siêu thị Tứ Sơn - Châu Đốc.

Khách tham quan các sản phẩm trưng bày OCOP tại Siêu thị Tứ Sơn - Châu Đốc.

Ngoài ra, hiện nay có tình trạng một số tỉnh đăng ký tham gia với tính chất quy mô phiên chợ, hội chợ. Để cho một hoặc hai doanh nghiệp đăng ký với danh nghĩa đơn vị tỉnh tham dự, trường hợp này thường dẫn đến bát nháo trong dòng hàng hóa mà doanh nghiệp tham gia với danh nghĩa của tỉnh lại bán những sản phẩm không đúng chủ đề của Ban tổ chức đưa ra (bán quần áo thời trang, kẹp tóc, mỹ phẩm…), ít có sự kiểm duyệt về chất lượng sản phẩm. Đây là hiện tượng cần xem xét, trường hợp này dễ dẫn đến mất uy tín của đơn vị tỉnh. Khi tham dự các sự kiện lớn, các Sở Công Thương cần nên có sự quán triệt cho doanh nghiệp tham gia chấp hành theo yêu cầu của Ban Tổ chức về thời gian mở và đóng cửa gian hàng…

Theo kinh nghiệm từ thực tế, Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn đánh giá trước khi kết nối giao thương thiết nghĩ chúng ta cần phải trao đổi những thông tin như, doanh nghiệp với dòng sản phẩm nên được gửi đến trước cho các đơn vị có nhu cầu (Siêu thị, đại lý, NCC…) để có sự cảm nhận và hình dung về hàng hóa để từ đó nhu cầu của người mua cần hay không cần thiết. 

Tổng hợp phản hồi ý kiến về hàng hóa từ các đơn vị thu mua, từ đó giúp cho công tác tổ chức có định hướng phân khúc giữa người mua và người bán với dòng sản phẩm mang tính phù hợp, phản ảnh cụ thể từ thực tế. Theo xu hướng kết nối giao thương nên đi vào chiều sâu hàng hóa giữa người bán và người mua được cụ thể hóa là quan hệ hàng hóa giữa hai bên.

Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn