An Giang: Phát hiện cơ sở sản xuất nước rửa chén nhái nhãn hiệu nổi tiếng
Ngày 20/11, Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang cho biết, từ tin báo của quần chúng nhân dân qua đường dây nóng của Giám đốc Công an tỉnh, lực lượng liên ngành phối hợp cùng các đơn vị chức năng, phát hiện một cơ sở sản xuất nước rửa chén nghi nhái nhãn hiệu nổi tiếng.
- Các doanh nghiệp 'tuyệt vọng' trong cuộc khủng hoảng chip toàn cầu: Mù quáng tìm nguồn cung, hàng loạt bị mắc bẫy mua phải hàng nhái
- Sự thật về hàng loạt tiệm vàng gắn mác “Bảo Tín” ở Hà Nội: Tưởng “hàng nhái” mà hoá anh em ruột, cả gia tộc kế nghiệp từ người mẹ bán ốc luộc
- Tăng cường quản lý, phòng chống buôn bán hàng giả, hàng nhái dịp Tết Nguyên đán 2021
Trước đó, vào khoảng 15h, ngày 19/11, thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh phối hợp với cùng Đội Quản lý thị trường số 1 và Công an thị trấn Tịnh Biên, kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh "Lâm Thị Y" tại tổ 10, khóm Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, do ông Trịnh Minh Hưng (SN 1988, ngụ khóm Vĩnh Phước 1, phường Núi Sam, TP Châu Đốc) làm đại diện.
Qua kiểm tra, phát hiện trong kho của cơ sở có 236 thùng catton chứa 4.674 chai nước rửa chén hiệu Superlight không hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ, nghi vấn nhái nhãn hiệu nổi tiếng.
Từ lời khai của ông Hưng về nơi sản xuất số nước rửa chén trên, đến khoảng 19 giờ cùng ngày, Tổ công tác phối hợp Công an xã Đa Phuớc, huyện An Phú, kiểm tra cơ sở kinh doanh "Thăng Long", ở số 6242, tổ 53, ấp Hà Bao 1, xã Đa Phước, do ông Hưng làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Hưng có xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bộ tự công bố sản phẩm Superlight có dấu hiệu nghi vấn chưa đúng theo quy định.
Kiểm tra thực tế hàng hóa và nguyên liệu dùng để sản xuất tại địa điểm trên, Đoàn kiểm tra ghi nhận tổng cộng 600kg nguyên liệu hiệu Sodium Lauryl Sunfate dùng sản xuất nuớc rửa chén được chứa trong 24 bao không có nhãn hàng hóa, không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; 3.700 chai nhựa có dán nhãn rửa chén Superlight ( loại 760g/chai và loại 790g/chai), 8.200 tờ nhãn hàng hóa nước rửa chén Superlight loại 790g/chai; 300 lít sản phẩm bán thành phẩm đựoc chứa trong 2 thùng nhựa loại 500lít/thùng.
Đặc biệt, tại hộ kinh doanh có 1.990 chai sản phẩm thành phẩm nuớc rửa chén Superlight do cơ sở Thăng Long sản xuất có nhãn ghi không đúng quy định về ngôn ngữ sử dụng theo quy định về nhãn hàng hoá. Vụ việc được giao cho Cục Quản lý thị trường tỉnh tạm giữ toàn bộ hàng hóa và nguyên liệu để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định.
Thời gian qua, mặc dù lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm nhiều cơ sở sản xuất giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng, sản xuất hàng kém chất chất lượng, chưa có giấy phép theo quy định. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, tình trạng vi phạm hàng giả mạo, hàng nhái các nhãn hiệu nổi tiếng, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp với hình thức tinh vi hơn.
Văn Dương - Tiến TầmTheo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt hơn 2 triệu USD, tăng 4.270% (tương đương tăng gấp 42 lần) so với cùng kỳ năm 2023.