Anh: Thảo luận ra nhập Hiệp định CPTPP
Ngày 10/9, tờ Nikkei đưa tin, Anh hôm 9/9 đã tổ chức cuộc thảo luận với 11 quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có Việt Nam, về việc gia nhập thỏa thuận kinh tế này.
Động thái này được cho là nhằm nâng cao mối quan hệ giữa Anh với các quốc gia ngoài châu Âu sau khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 1/2021.
Cuộc thảo luận có sự góp mặt của Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss và bà Graciela Marquez Colin - chủ tịch đương nhiệm Ủy ban CPTPP, Bộ trưởng Kinh tế Mexico cùng đại diện từ các quốc gia thành viên.
Theo đó, chính phủ Anh đánh giá cuộc thảo luận này là "một bước tiến quan trọng trong quá trình tham gia vào CPTPP".
Bộ trưởng Liz Truss cho rằng cuộc họp đưa ra một tín hiệu về tầm quan trọng của CPTPP đối với Anh và nhấn mạnh trọng tâm của Anh trong việc tăng cường thương mại với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Tư cách thành viên sẽ mang lại cơ hội mới cho các doanh nghiệp đang phát triển của chúng tôi, nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng và cung cấp cho Vương quốc Anh sự an toàn kinh tế cao hơn. Về mặt chiến lược, hiệp định sẽ giúp Anh củng cố mối quan hệ với khu vực Thái Bình Dương và đặt mình vào vị thế mạnh mẽ hơn để định hình lại các quy định thương mại toàn cầu cùng với các quốc gia có chung giá trị" – bà Truss cho biết.
Trao đổi thêm về mục đích gia nhập CPTPP, bà Truss nhấn mạnh "cải thiện thương mại toàn cầu sẽ giúp Anh phục hồi kinh tế khỏi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đa dạng hóa các liên kết thương mại sẽ làm tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng toàn cầu, đảm bảo an ninh của nền kinh tế thế giới trong tương lai".
Kể từ khi hiệp định được ký kết năm 2018, đây là lần đầu tiên Anh có cuộc trao đổi với tất cả các nước thành viên CPTPP nhằm thảo luận về việc gia nhập thỏa thuận.
Theo thông cáo báo chí từ Bộ Thương mại Quốc tế Anh ngày 9/9, Anh đã tổ chức các cuộc đối thoại chuẩn bị cần thiết với các nước thành viên CPTPP. Nếu quyết định nộp đơn, Anh sẽ tham gia đàm phán gia nhập chính thức với tất cả các quốc gia thành viên.
Trước đó, Bộ Thương mại Quốc tế Anh hồi tháng 6 đã công bố văn bản chính thức về việc Anh muốn gia nhập CPTPP, trong đó nêu rõ lý do Chính phủ Anh muốn tham gia hiệp định này và đề ra các bước thực hiện tiếp theo đối với việc gia nhập CPTPP.
Theo Nikkei, cuộc thảo luận diễn ra sau khi Anh đạt tiến triển trong các cuộc đàm phán với Nhật Bản, Úc và New Zealand, cũng như nối lại đàm phán với Canada. Việc trở thành thành viên của CPTPP cũng tạo cơ hội giúp Anh mở rộng liên kết thương mại với các đối tác quan trọng ở châu Mỹ.
CPTPP là hiệp định thương mại giữa 11 quốc gia, bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam.
CPTPP chiếm 13% GDP toàn cầu vào năm 2018, con số này sẽ tăng lên 16% nếu Anh tham gia. Kể từ năm 2009, thương mại giữa Anh và các nước CPTPP đã tăng trưởng trung bình 6% mỗi năm và trị giá hơn 112 tỷ bảng Anh vào năm 2019.
Động thái này được cho là nhằm nâng cao mối quan hệ giữa Anh với các quốc gia ngoài châu Âu sau khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 1/2021.
Cuộc thảo luận có sự góp mặt của Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss và bà Graciela Marquez Colin - chủ tịch đương nhiệm Ủy ban CPTPP, Bộ trưởng Kinh tế Mexico cùng đại diện từ các quốc gia thành viên.
Theo đó, chính phủ Anh đánh giá cuộc thảo luận này là "một bước tiến quan trọng trong quá trình tham gia vào CPTPP".
Bộ trưởng Liz Truss cho rằng cuộc họp đưa ra một tín hiệu về tầm quan trọng của CPTPP đối với Anh và nhấn mạnh trọng tâm của Anh trong việc tăng cường thương mại với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Tư cách thành viên sẽ mang lại cơ hội mới cho các doanh nghiệp đang phát triển của chúng tôi, nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng và cung cấp cho Vương quốc Anh sự an toàn kinh tế cao hơn. Về mặt chiến lược, hiệp định sẽ giúp Anh củng cố mối quan hệ với khu vực Thái Bình Dương và đặt mình vào vị thế mạnh mẽ hơn để định hình lại các quy định thương mại toàn cầu cùng với các quốc gia có chung giá trị" – bà Truss cho biết.
Trao đổi thêm về mục đích gia nhập CPTPP, bà Truss nhấn mạnh "cải thiện thương mại toàn cầu sẽ giúp Anh phục hồi kinh tế khỏi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đa dạng hóa các liên kết thương mại sẽ làm tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng toàn cầu, đảm bảo an ninh của nền kinh tế thế giới trong tương lai".
Kể từ khi hiệp định được ký kết năm 2018, đây là lần đầu tiên Anh có cuộc trao đổi với tất cả các nước thành viên CPTPP nhằm thảo luận về việc gia nhập thỏa thuận.
Theo thông cáo báo chí từ Bộ Thương mại Quốc tế Anh ngày 9/9, Anh đã tổ chức các cuộc đối thoại chuẩn bị cần thiết với các nước thành viên CPTPP. Nếu quyết định nộp đơn, Anh sẽ tham gia đàm phán gia nhập chính thức với tất cả các quốc gia thành viên.
Trước đó, Bộ Thương mại Quốc tế Anh hồi tháng 6 đã công bố văn bản chính thức về việc Anh muốn gia nhập CPTPP, trong đó nêu rõ lý do Chính phủ Anh muốn tham gia hiệp định này và đề ra các bước thực hiện tiếp theo đối với việc gia nhập CPTPP.
Theo Nikkei, cuộc thảo luận diễn ra sau khi Anh đạt tiến triển trong các cuộc đàm phán với Nhật Bản, Úc và New Zealand, cũng như nối lại đàm phán với Canada. Việc trở thành thành viên của CPTPP cũng tạo cơ hội giúp Anh mở rộng liên kết thương mại với các đối tác quan trọng ở châu Mỹ.
CPTPP là hiệp định thương mại giữa 11 quốc gia, bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam.
CPTPP chiếm 13% GDP toàn cầu vào năm 2018, con số này sẽ tăng lên 16% nếu Anh tham gia. Kể từ năm 2009, thương mại giữa Anh và các nước CPTPP đã tăng trưởng trung bình 6% mỗi năm và trị giá hơn 112 tỷ bảng Anh vào năm 2019.
Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.