Áp lực giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 rất lớn

Tài chính - Đầu tư
12:04 PM 08/02/2023

Năm 2023, giải ngân vốn đầu tư công sẽ đối mặt áp lực lớn khi phải giải ngân số vốn kỷ lục cùng kế hoạch vốn năm 2022 chuyển sang...

Áp lực kép giải ngân vốn đầu tư công lớn

Năm 2023, kế hoạch đầu tư công được Quốc hội thông qua có tổng vốn hơn 782.000 tỷ đồng, tăng khoảng 13,7% so với kế hoạch năm ngoái, trong đó, vốn của chương trình phục hồi kinh tế là 127.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tổng số vốn đầu tư công thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 đến cuối tháng 1/2023 đã phân bổ được trên 638.613 tỷ đồng, đạt 90,32% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (trên 707.044 tỷ đồng). Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 104.611 tỷ đồng, chiếm 14,80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn trong nước là 101.634 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 2.977 tỷ đồng.

Áp lực giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 rất lớn - Ảnh 1.

Áp lực kép giải ngân vốn đầu tư công lớn. Ảnh: Vneconomy

Báo cáo cho biết, tỷ lệ giải ước giải ngân 1 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 1,72% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 1,81%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (2,5%).

Theo lý giải của Bộ Tài chính, nguyên nhân vốn trong nước chưa phân bổ chủ yếu là do các dự án chưa đảm bảo thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện để giao chi tiết kế hoạch vốn, trong đó chủ yếu là các dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Còn theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến cho việc giải ngân vốn đầu tư công không cao là do thể chế, chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, quy định phức tạp về ngân sách, đất đai, đấu thầu, môi trường, giải phóng mặt bằng... 

Giới phân tích cho rằng năm 2023, áp lực giải ngân vốn đầu tư công là rất lớn, chưa kể đến phần vốn chưa thực hiện từ năm 2022 chuyển sang.

Trong đó, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công 12 tháng năm 2022 đạt 67,27% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỉ lệ giải ngân đạt 75,11%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (77,30%).

Nhiều giải pháp tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Để đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, nhiều dự án giao thông đã thi công xuyên Tết. Thủ tướng Chính phủ đã thị sát, kiểm tra và có nhiều chỉ đạo "nóng" để thúc tiến độ các dự án ngay từ dịp nghỉ Tết Nguyên đán.

Từ những ngày đầu năm, một số dự án trong 12 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đã sôi động thi công. Tại Hà Nội, dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) được khởi công tháng 1-2021 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng, đến nay đã giải ngân được 62,5% kế hoạch vốn. Dự án đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trụ cầu giữa lòng sông. Dự kiến, tháng 9/2023, dự án sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác, giảm áp lực cho giao thông ở thủ đô.

Dự án cầu Vĩnh Tuy (TP Hà Nội) giai đoạn 2 đang đẩy nhanh tiến độ, dự kiến hoàn thành vào tháng 9-2023

Dự án cầu Vĩnh Tuy (TP. Hà Nội) giai đoạn 2 đang đẩy nhanh tiến độ, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2023. Ảnh: NLĐ

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã kiến nghị nhiều giải pháp. Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng phối hợp khẩn trương hướng dẫn và tổng hợp chung nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về việc kéo dài thời gian bố trí vốn của các dự án sử dụng ngân sách trung ương sang năm 2023 và kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023.

Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội...; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án và giải ngân vốn đầu tư công.

Về việc bố trí nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và có hướng dẫn cụ thể về tính chất và đối tượng được điều chỉnh linh hoạt giữa các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phân tích trên Người Lao Động, cần bám sát nhiệm vụ, triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023, nhất là các dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, dự án có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2022 đã nhận diện, chỉ ra các bất cập trong giải ngân vốn đầu tư công. Vì vậy, năm 2023 cần sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động các dự án đầu tư công, đây là yếu tố quan trọng để công tác này được nhanh hơn. Mặt khác, các bộ, ngành cần đẩy mạnh việc theo dõi, giám sát, ghi nhận ý kiến phản ánh của các bên liên quan để kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công. 

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.