ASEAN là thị trường rau quả số 2 của Việt Nam

Thị trường
09:20 AM 14/03/2024

Với khu vực ASEAN, Việt Nam có lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, thời gian vận chuyển nhanh, giảm tối đa nguy cơ rủi ro ảnh hưởng tới chất lượng rau quả. Đây cũng là thị trường rộng lớn, tự do, nhiều ưu đãi với thuế nhập khẩu chỉ 0-5%...

Tại Diễn đàn xuất khẩu rau quả nằm trong khuôn khổ Triển lãm HortEx Vietnam 2024 tại TP. HCM, bà Lê Thị Mai Anh, Trưởng Phòng Đông Nam Á (ASEAN) và hợp tác khu vực, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) thông tin, ASEAN là thị trường rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc.

ASEAN là thị trường rau quả số 2 của Việt Nam- Ảnh 1.

2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao. Ảnh: Internet

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 297,7 triệu USD rau quả sang ASEAN, tập trung vào 4 thị trường chính là Thái Lan, Malaysia, Singapore và Lào. Đây là thị trường gần, Việt Nam có lợi thế về chi phí logistics và thuế suất nhập khẩu chỉ từ 0% - 5% trong khi một số thị trường khác áp dụng mức thuế 30% - 40%.

Ngoài ra, thị trường ASEAN cũng không đòi hỏi cao về điều kiện kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, phù hợp để doanh nghiệp thử nghiệm xuất khẩu trước khi mở rộng ra các thị trường xa hơn. Tuy nhiên, đây cũng là những thị trường có sự cạnh tranh gay gắt khi cơ cấu sản phẩm tương đồng với Việt Nam nên nước ta chỉ có thể xuất khẩu rau quả chế biến hoặc sản phẩm tươi ở những thời điểm nghịch vụ.

Ngoài khu vực ASEAN, rau quả Việt Nam đã dần được khơi thông, mở cửa các thị trường khó tính, khắt khe về chất lượng như: Mỹ mở cửa cho bưởi, dừa; New Zealand mở cửa cho chanh, bưởi; Nhật Bản nhập khẩu thanh long, xoài, vải, nhãn; EU nhập khẩu chuối, sầu riêng, dừa, nhãn, rau gia vị; Trung Quốc mở cửa nhập khẩu sầu riêng chính ngạch…

Theo Trưởng Phòng Đông Nam Á (ASEAN), dự báo xuất khẩu rau, quả năm 2024 sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số so với năm 2023, kim ngạch dự kiến sẽ đạt khoảng 6,5-7 tỷ USD nếu tận dụng tốt thời cơ. Con số trên được đưa ra dựa trên cơ sở sản lượng các loại trái cây đã thâm nhập được vào các thị trường lớn sẽ tiếp tục gia tăng.

Dư địa mở rộng còn rất lớn do nhu cầu rau, quả của các thị trường tiếp tục tăng trong khi giá trị xuất khẩu của Việt Nam mới chiếm khoảng 2-3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả thế giới.

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 1/2024, xuất khẩu nhóm mặt hàng rau quả đã mang về trên 510 triệu USD, tăng tới 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang tháng 2/2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng rau quả đã đạt 460 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhìn chung, xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm tiếp tục tăng trưởng mạnh tới 70%, đạt giá trị 970 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm dừa tươi, thanh long, bưởi, chuối, chanh dây, xoài, sầu riêng.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững Thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp đà phát triển bền vững

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.