Bà Rịa - Vũng Tàu: Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng Đề án 04/ĐA-TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Mục tiêu của đề án là xây dựng, đưa vào hoạt động 7 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng giá trị sản xuất và thu nhập trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 gấp 1,3 lần.
Để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng Đề án 04/ĐA-TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Mục tiêu của đề án là xây dựng, đưa vào hoạt động 7 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng giá trị sản xuất và thu nhập trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 gấp 1,3 lần. Đồng thời, tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp sạch được chứng nhận an toàn, chứng nhận VietGAP, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đề án phấn đấu đến năm 2020, nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, với mức tăng trưởng hằng năm 4,5%; sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 30% giá trị sản xuất nông nghiệp; đến năm 2025 chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 62 cơ sở sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, tăng 17 cơ sở so với tháng 7/2020, trong đó có 58 cơ sở đang hoạt động với tổng diện tích 2.726 ha, ước năm 2020 cung cấp ra thị trường khoảng 31.024 tấn sản phẩm, tổng giá trị sản phẩm trồng trọt UDCNC đạt khoảng 336 tỷ đồng, chiếm 5,7% giá trị sản phẩm ngành trồng trọt. Các công nghệ áp dụng điển hình như: nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm kết hợp điều tiết dinh dưỡng tự động, công nghệ thủy canh, công nghệ Aquaponic, công nghệ theo dõi điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ theo cảm biến, sử dụng điện năng lượng mặt trời… trên các sản phẩm như rau các loại, cây ăn quả, cây công nghiệp, hoa, cây dược liệu, nấm ăn...
Trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện có 131 trang trại chăn nuôi heo, gia cầm (gồm: 100 trại heo, 31 trại gà, vịt) đầu tư ứng dụng công nghệ cao, chiếm 27,5% tổng đàn chăn nuôi gia cầm và 59,3% tổng đàn chăn nuôi heo (công nghệ: hệ thống chuồng lạnh, sử dụng chế phẩm sinh học, sử dụng giống bố, mẹ nhập ngoại,...). Lĩnh vực thủy sản, có 18 cơ sở nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao (công nghệ: nuôi theo quy trình 3 sạch gồm giống, nước và đáy ao sạch, sản xuất giống thủy sản áp dụng hệ thống máy HOD, máy RO, máy lọc UF,...), với diện tích 352 ha, tăng 100 ha so cùng kỳ, trong đó đang sản xuất 222 ha, sản lượng ước đạt 1.821 tấn/năm và 4,8 tỷ con giống/năm.
Trong năm 2020, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 theo Quyết định phê duyệt số 712/QĐ-UBND ngày 14/3/2018. Tính đến nay, có 65 doanh nghiệp xin chủ trương đầu tư 66 dự án với tổng diện tích 3.161 ha, trong đó: có 34 dự án đăng ký tại Khu quy hoạch NNƯDCNC của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp với diện tích 1.952 ha; 18 dự án đăng ký tại Khu quy hoạch NNƯDCNC của Công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa với diện tích 1.025 ha; và 14 dự án đăng ký tại các vùng quy hoạch NNƯDCNC của các địa phương với diện tích 184 ha.
Các doanh nghiệp và bà con nông dân đã và đang thực hiện liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi trên một số loại cây trồng, vật nuôi, gồm: 50 ha lúa, 13.989 ha cao su, 1.239 ha hồ tiêu, 123 ha cacao, 09 ha rau, 52 ha cây ăn quả, 446 ha chuối; heo có 40 cơ sở nuôi heo với tổng đàn khoảng 24.000 con nái và 69.000 con heo thịt, gà có 50 cơ sở với tổng đàn 1.840.000 con gà thịt và 120.000 con gà đẻ trứng và thủy sản có khoảng 07 ha tại Xuyên Mộc.
Đức DuyCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.