Bắc Kạn: Doanh nghiệp đề xuất nhiều giải pháp vượt khó hậu COVID-19

Doanh nghiệp - Doanh nhân
11:29 AM 05/06/2020

Doanh nghiệp Bắc Kạn đề xuất ưu tiên tạm ứng vốn, thanh toán kịp thời cho các dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện; Miễn thu tiền phí sử dụng dịch vụ hạ tầng, công ích trong khu công nghiệp…

    Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, ông Lý Thái Hải chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương cần tăng cường quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là công tác giải phóng mặt bằng

    Những tháng đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều đang phải cầm chừng.

    Trong lĩnh vực công nghiệp, các nhà máy chế biến khoáng sản hoạt động chỉ đạt khoảng 50% công suất do việc nhập khẩu nguyên liệu khó khăn, giá thành sản phẩm đầu vào tăng cao trong khi sản phẩm đầu ra lại xuống thấp, lượng hàng tồn kho lớn.

    Đối với nông, lâm nghiệp, việc tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng gặp khó khăn, giá gỗ rừng trồng giảm; một số nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc chưa tìm được thị trường khác để thay thế; sản phẩm xuất khẩu giảm; các chuyên gia kỹ thuật là người Trung Quốc chưa quay lại… Hiện, các cơ sở chế biến gỗ đều hoạt động cầm chừng. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ, các nước EU... gặp khó khăn, nhiều đơn hàng đã bị hủy; sản phẩm gỗ đang phải đối mặt với điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm gỗ dán cứng xuất khẩu từ Việt Nam.

    Đối với lĩnh vực xây dựng, theo các doanh nghiệp đơn giá nhân công theo Thông tư số 15/2019/TT-BXD thấp hơn so với thực tế. Đặc biệt, tình hình biến động giá của thị trường đối với một số mặt hàng như xăng, dầu sẽ ảnh hưởng đến thực tế triển khai các dự án. Về lĩnh vực du lịch, số lượng khách du lịch theo đoàn, khách lẻ giảm 90%. Với nguồn vốn lưu động gặp khó khăn, nhiều đơn vị chỉ có thể đủ trả lương cho người lao động tối đa đến hết tháng 4/2020.

    Cùng với đó, các doanh nghiệp vận tải cũng đang hoạt động cầm chừng, doanh thu từ hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải giảm từ 30-40% so với cùng kỳ. Đối với các HTX trên địa bàn, thời gian qua việc triển khai các mô hình sản xuất gặp khó; tình hình dịch bệnh trên cây trồng nhiều, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng dẫn tới nhiều HTX phải dừng sản xuất.

    Vừa qua, tại Hội nghị trực tuyến giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp và hợp tác xã nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp đã kiến nghị các ngân hàng thương mại khoanh nợ cũ và tiếp tục cho vay khoản nợ mới, hỗ trợ lãi suất; Giãn nộp thuế tài nguyên, phí môi trường; Đề nghị giảm mức thu phí bảo vệ môi trường từ 10% xuống còn 5%; Ưu tiên tạm ứng vốn, thanh toán kịp thời cho các dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện để nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công; Miễn thu tiền phí sử dụng dịch vụ hạ tầng, dịch vụ công ích trong khu công nghiệp…

    Được biết, thời gian qua, UBND tỉnh đã tập trung thực hiện nghiêm, đồng bộ, quyết liệt “nhiệm vụ kép” vừa phát triển kinh tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, vừa triển khai các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19.

    Trước tình hình khó khăn hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh Lý Thái Hải chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương cần tăng cường quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là công tác giải phóng mặt bằng; tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, HTX để tìm hướng tháo gỡ trong thời gian tới.

    Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn cũng mong các doanh nghiệp, HTX tiếp tục phát huy tính chủ động, nỗ lực vượt qua khó khăn. Doanh nghiệp cần đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp; tăng cường liên kết để tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng trong nước; Chung sức cùng các cấp, ngành thực hiện tốt các chính sách, giải pháp để vượt qua khó khăn, tăng trưởng kinh tế.

    Ý kiến của bạn
    Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

    Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.